XX đi tiểu nên hay không nên dùng giấy vệ sinh

Trong sinh hoạt hàng hàng, hầu hết bạn gái một khi đã bước vào WC thì khó lòng có thể rời xa giấy vệ sinh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, giấy vệ sinh chính là nhân tố tiềm ẩn gây bệnh phụ khoa. Bởi hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều giấy vệ sinh tái chế, trong đó chứa lượng lớn vi khuẩn. Nếu sử dụng quá tần suất, nấm khuẩn dễ lưu lại trong âm đạo gây viêm nhiễm.

15.5687
  • 1
    Thực tế, bạn gái sau khi đi tiểu, dùng giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng, lau đúng cách sẽ không thể dẫn đến viêm nhiễm. Ngược lại, việc không "lau chùi" có thể dẫn đến nhiễm hệ thống sinh dục và hệ tiếu niệu. Vì vậy, đáp án đúng nên là dùng giấy vệ sinh hợp quy cách để vệ sinh "cô bé" sạch sẽ. Ngoài ra, việc thay quần chíp 2 chiếc/ ngày là điều khuyến khích.
     
  • 2
    Hơn nữa, việc chà sát không phải là tác nhân dẫn tới viêm âm đạo. Âm đạo vốn là một kết cấu tương thông với thế giới bên ngoài, không thể vô khuẩn tuyệt đối. Nhưng, âm đạo có tác dụng tự làm sạch, nó có thể khống chế được sự sinh sản của vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe âm đạo. Trong quần thể nấm ở âm đạo, vi khuẩn lactobacillus là loại nấm chiếm ưu thế, chất chuyển hóa của lactobacilus có thể khiến cho môi trường axit của âm đạo duy trì ở mức 3.8-4.4, từ đó khống chế sự sinh trưởng của các loại nấm khuẩn khác, đây cũng chính là tác dụng tự làm sạch của âm đạo.
     
  • 3
    Theo cơ chế tự làm sạch trên, dù "cô bé" có bị nhiễm khuẩn bởi giấy vệ sinh thì cơ bản, số lượng nhỏ nấm khuẩn cũng không đủ khả năng trở thành mối đe dọa, gây bệnh cho "cô bé"
     
     
    Hơn nữa, do đường tiết niệu của XX ngắn và thẳng hơn XY, cộng với vùng da âm hộ của nữ giới tương đối sâu, nhiều nếp gấp, vì vậy nấm khuẩn đường niệu đạo dễ ngược nhiễm, gây viêm niệu đạo và bàng quang.
  • 4
    Theo tài liệu nghiên cứu, trong số người bệnh từ 20-50 tuổi, nữ giới mắc bệnh viêm nhiễm niệu đạo cao hơn 50 lần so với nam giới. Theo thống kê Tổ chức Y tế thế giới, chứng viêm đường tiết niệu và đường sinh dục của XX là 50-60% do "vùng kín" không sạch gây ra.
     
    Cách phòng chống viêm nhiễm đường tiết niệu tốt nhất là vệ sinh "cô bé" sạch sẽ. Sau khi đi tiểu xong nếu không kịp lau khô, nước tiểu còn sót lại sẽ khiến quần chíp bị ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho nấm khuẩn sinh sôi dẫn đến viêm hệ thống tiết niệu.
     
    Nói chung, sau khi bài tiết xong, lau khô "vùng kín" bằng giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng là cách vệ sinh tốt nhất cho sức khỏe.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]