5 cách làm giàu của những người siêu giàu

Nhiều người hy vọng sẽ trở nên giàu có. Nhưng nếu thứ duy nhất bạn quan tâm là kiếm tiền thì dù bạn có kiếm được bao nhiêu cũng không bao giờ đủ.

15.6006


Tiền bạc luôn là một yếu tố trong thành công của tất cả mọi người. Vậy tại sao lại rất ít người có thể đạt được mức độ giàu có mà họ mong muốn?

Theo Roger James Hamilton, tác giả của cuốn sách The Millionaire Master Plan: Your Personalized Path to Financial Success (Tạm dịch là: Kế hoạch lớn của triệu phú: Con đường tài chính thành công của chính bạn) thì nguyên nhân là do hầu hết chúng ta đã được dạy những điều sai (hoặc đã không còn đúng) về sự giàu có.

Dưới đây là 5 điều lầm tưởng về sự giàu có kèm với 5 sự thật mang tính hiện đại về sự giàu có của Roger:

1. Lầm tưởng về nhiều nguồn thu nhập

Lầm tưởng: Bạn càng khởi đầu với nhiều nguồn thu nhập thì bạn sẽ càng trở nên giàu có.

Sự thật: Khởi đầu với quá nhiều dòng thu nhập cùng lúc cũng giống như đẩy quá nhiều quả bóng lên đồi cùng lúc - bạn có thể bắt đầu như vậy, nhưng kết cục là bạn sẽ mất đi sự tập trung và thời gian. Thành công xuất phát từ việc phát triển các nhóm chứ không phải các nguồn. Hãy nghĩ tới nhiều nhóm thu nhập.

Tiền không đẻ ra tiền. Con người kiếm ra tiền. Hãy đầu tư vào đúng người trước khi bạn đầu tư vào những tài sản họ sẽ quản lý hoặc bạn sẽ là người làm tất cả các việc tung hứng rồi sớm hay muộn bạn sẽ bắt đầu để rơi bóng.

2. Lầm tưởng về thu nhập thụ động

Lầm tưởng: Bạn có thể làm giàu bằng cách vay nợ để mua những tài sản sẽ tạo ra thu nhập thụ động để bạn không cần phải làm việc để kiếm sống nữa.

Sự thật: Nợ nần sẽ tạo nên một cái hố chứ không phải là một dòng sông. Tất cả các nguồn thu nhập phải được quản lý, điều đó có nghĩa là bạn biết cách quản lý một đội ngũ và các chuyên gia có thể giúp quản lý các tài sản của bạn.

Tạo dựng những tài sản có thể tạo ra dòng tiền mặt tích cực hiển nhiên là quan trọng - nhưng khi bạn dàn trải các nguồn lực của mình để mua các bất động sản hoặc tài sản và rồi sau đó giá trị của những khối tài sản đó rớt giá thì dòng tiền của bạn sẽ bị âm, giá trị tài sản của bạn biến mất và cơ hội trở nên giàu có của bạn cũng vậy.  

Các tài sản - dù là của cải hay doanh nghiệp - cần được quản lý. Đừng thụ động với vấn đề này.

Hãy quên thu nhập thụ động đi; hãy nghĩ về thu nhập từ danh mục đầu tư, nơi các tài sản được bạn và đội ngũ của bạn quản lý tích cực. Đó là cách duy nhất để đảm bảo giá trị ẩn sâu của khối tài sản cũng như thu nhập của bạn sẽ tăng lên.

3. Lầm tưởng về chiến lược đầu ra

Lầm tưởng: Sự giàu có chỉ tới khi bạn bán đi, vì vậy hãy lập ra kế hoạch đầu ra cho những việc mà bạn đang làm việc cật lực và thu tiền sau đó.

Sự thật: Hãy yêu những việc bạn làm và bạn sẽ không cần quan tâm tới lối thoát; bạn sẽ muốn tiếp tục làm những việc bạn làm.

Rất nhiều người quá quan tâm tới lối thoát đến nỗi sẽ làm những việc họ không thích làm để có được kết quả đáng giá. Thay vì tập trung xem mình sẽ rời cuộc chơi như thế nào, hãy tạo ra một chiến lược thành công cho phép bạn ở lại với cuộc chơi - bởi điều đó có nghĩa là bạn không chỉ tạo ra sự giàu có mà bạn có thể dành mỗi ngày để cảm nhận sự đầy đủ.

4. Lầm tưởng về sự “làm sếp của chính mình”

Lầm tưởng: Con đường tới sự giàu có khởi đầu từ việc làm sếp của chính mình; theo cách đó bạn có thể chọn những việc bạn làm và lúc nào có thể làm nó.

Sự thật: Sự giàu có xuất phát từ việc lựa chọn ai (những ai) sẽ là sếp của bạn.     

Ngay cả khi bạn sở hữu công ty của mình, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm với ai đó - khách hàng, cổ đông, nhân viên,…

Thay vì trở thành sếp (bạn sẽ cảm thấy đơn độc), hãy chọn những người bạn muốn chịu trách nhiệm, và sau đó làm hết khả năng của mình để hỗ trợ những người đó để họ và cả bạn đạt được các mục tiêu của bạn.

Để thành công, hãy đừng tự phục vụ. Hãy là một người phục vụ.

5. Lầm tưởng về sự mạo hiểm lớn, phần thưởng lớn

Lầm tưởng: Các doanh nhân thành công đều mơ hồ về mọi thứ.

Sự thật: Những doanh nhân thành công nhất giảm thiểu rủi ro bằng cách không ngừng tiến lên, thử nghiệm, đánh giá từng bước đi và có những điều chỉnh trên con đường dài dẫn tới thành công.

Thất bại có hai hệ quả cơ bản. Nó có thể nhấn chìm hoặc lái bạn theo một hướng khác. Khi bạn mạo hiểm quá nhiều, thì thất bại có thể khiến bạn thụt lùi xa. Vậy đừng nghĩ mạo hiểm tất cả với hy vọng sẽ thu lại nhiều; hãy nghĩ giảm thiểu các rủi ro để nếu bạn có thất bại, bạn có thể học từ những sai lầm của mình và tiếp tục tiến lên.

Bạn nghĩ Roger nói sai? Hãy xem danh sách những người giàu nhất, chọn ra một cái tên bất kỳ và trả lời những câu hỏi sau:

•    Họ có thụ động với các khoản đầu tư và lợi nhuận kinh doanh của họ không hay họ chủ động?

•    Họ có cố tạo ra nhiều dòng thu nhập không hay họ tạo ra nhiều nhóm và xây dựng những nhóm đó?

•    Họ có tìm kiếm lối thoát hay xây dựng một chiến lược thành công lâu dài?

•    Họ mạo hiểm tất cả hay mạo hiểm một cách thông minh để có thể thử nghiệm, đánh giá và cải thiện các kết quả?

Những người đặc biệt thành công cực kỳ năng động, tạo dựng những đội nhóm tuyệt vời, ở lại với đội nhóm đó trong một thời gian dài; phục vụ, hỗ trợ, giúp đỡ và cung cấp những nguồn lực cần thiết để mọi người làm việc cho họ và có những mạo hiểm nhỏ, thông minh, có tính toán.

Và đó chính là những điều bạn nên làm.

 

(Dịch từ Inc)

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]