5 Sai Lầm Tâm Lý Ảnh Hưởng Đến Nhà Phân Tích Chứng Khoán

Khi bàn về chi tiết của việc phân tích chứng khoán, hầu hết mọi người sẽ thừa nhận rằng các nhà phân tích chứng khoán thường có chuyên môn tốt hơn so với nhà đầu tư thông thường. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng là con người và vì thế cũng bị ảnh hưởng bởi những định kiến ​​tâm lý như chúng ta.

15.5953

Năm 2010, một nhà phân tích chứng khoán trở thành tâm điểm trên khắp các mặt báo khi người này giảm giá cả mục tiêu của mình đối với Palm (nhà sản xuất điện thoại di động vốn đang điêu đứng) từ 4 USD xuống 0 USD trên mỗi cổ phiếu. Thông tin này đã khiến các nhà đầu tư vào cổ phiếu này hoang mang tột độ và hậu quả là giá cổ phiểu của Palm đã rớt giá tới hơn 30%. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau, các nhà đầu tư này lại vô cùng thất vọng khi Hewlett-Packard đã đề nghị mua lại Palm với giá 1,2 tỷ USD, tức là 5,7 USD/cổ phiếu. Những nhà đầu tư chót nghe theo khuyến nghị của nhà phân tích chứng khoán trên đã phải hối tiếc trong sự dằn vặt và tự vấn rằng rốt cục tại sao lại như vậy.

Khi bàn về chi tiết của việc phân tích chứng khoán, hầu hết mọi người sẽ thừa nhận rằng các nhà phân tích chứng khoán thường có chuyên môn tốt hơn so với nhà đầu tư thông thường. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng là con người và vì thế cũng bị ảnh hưởng bởi những định kiến ​​tâm lý như chúng ta. Bài viết này sẽ bàn về một số các thành kiến phổ biến tiêu biểu gây ảnh hưởng tới các nhà phân tích, qua đó giúp chúng ta đánh giá đươc mức độ tin cậy của các nhà phân tích chứng khoán trong quá trình đầu tư.

Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias)

Thiên kiến xác nhận còn được gọi là thiên kiến xác nhận bằng chứng. Thực tế là dù bạn có nhận ra hay không thì tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng bởi thiên kiến xác nhận ở một mức độ nhất định. Khi ai đó tin điều gì là đúng thì họ sẽ thường có xu hướng coi trọng những bằng chứng hoặc nghiên cứu hỗ trợ quan điểm này. Nói cách khác, họ chỉ nhìn thấy những gì họ muốn.

Ví dụ trong ngữ cảnh đầu tư, các nhà đầu tư hoặc chuyên gia phân tích lạc quan, tin tưởng giá chứng khoán tăng sẽ thường coi trọng những bằng chứng hoặc số liệu ủng hộ quan điểm đầu tư của họ. Các nhà đầu tư hoặc các nhà phân tích bi quan, tin rằng chứng khoán sa sút sẽ có xu hướng ngược lại. Cách đầu tiên để chứng minh các nhà phân tích bị ảnh hưởng bởi thiên kiến xác nhận này là kiểm tra tính nhất quán của các bằng chứng mà nhà phân tích đưa ra. Giả sử, một nhà phân tích lạc quan sử dụng các chỉ số như GDP tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm và chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng lên để hỗ trợ quan điểm của mình. Nếu một năm sau đó, khi các chỉ số đã kém đi và nhà phân tích vẫn tin rằng giá chứng khoán sẽ tăng trên thị trường thì bạn nên kiểm tra xem liệu các bằng chứng mới người này đưa ra có còn là GPD, tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số niềm tin tiêu dùng hay không. Nếu nhà phân tích không dùng đến những chỉ số này nữa trong khi vẫn giữ nguyên quan điểm thì đó có thể là dấu hiệu của sự thiên kiến.

Ảo tưởng của con bạc (Gambler's Fallacy)

Yếu tố được xem xét tiếp theo là “ảo tưởng của con bạc”, đó là khi thiên kiến ảnh hưởng đến khả năng đánh giá đúng xác suất trong một tình huống .Ví dụ, nếu bạn tung đồng xu 10 lần và tất cả 10 lần đều là mặt sấp, thì trong tâm trí bạn sẽ có ý nghĩ rằng cái tiếp theo hẳn sẽ là mặt ngửa. Thiên kiến “ảo tưởng của con bạc” khiến bạn tin rằng lượt tung tiếp theo khả năng cao sẽ là mặt ngửa, do đó khiến bạn đặt cược mạo hiểm hơn. Tuy nhiên, xác suất được mặt ngửa trong lượt tung tiếp theo vẫn chỉ là 50/50. Trong thị trường chứng khoán, tình huống sẽ không được như rõ ràng như vậy, nhưng nhận thức được sự tồn tại của thiên kiến này có thể giúp bạn phát hiện nó dễ dàng hơn nhiều.

Ví dụ, năm 2011, CNBC có một bài báo với tiêu đề: "Giá dầu sẽ được hiệu chỉnh?" (Oil due for a correction). Bài viết có ghi "[...] giá dầu đã tăng tới mức chưa từng thấy kể từ năm 2008", đây là thực tế, nhưng ngôn từ trong bài viết và dẫn chứng đưa ra dường như ngụ ý với người đọc rằng giá dầu sắp được hiệu chỉnh đơn giản vì đã đạt một mức cao đến vậy. Tương tự như việc tung đồng xu trình bày ở trên, tác giả bài báo đã thể hiện thiên kiến theo lối “ảo tưởng con bạc” qua chính suy nghĩ rằng giá dầu tăng cao như thế thì nó phải “sắp” được hiệu chỉnh. Ngoài ra, thiên kiến xác nhận cũng được thể hiện trong bài báo thông qua một loạt các dẫn chứng được sử dụng để chứng minh cho lập luận về sự hiệu chỉnh.

Neo đậu (Anchoring)

Thành kiến “neo đậu” chỉ việc một người hay một nhà phân tích quá gắn bó vào mục tiêu giá trước đó, dẫn đến hậu quả không tính đến những thông tin cập nhật khi ước tính giá trị. Ví dụ, nếu một nhà phân tích đang khá lạc quan và có mục tiêu giá tương đối cao cho một cổ phiếu rồi sau đó một vài thông tin tiêu cực về cố phiếu này xuất hiện, nhà phân tích trên sẽ không hoàn toàn điều chỉnh chỉ tiêu giá xuống thấp bởi tâm trí anh ta đã bám quá chắc vào mục tiêu trước đó. Ngược lại, tin tốt cũng có thể thường không được phản ánh đầy đủ trong con số ước tính.

Để hiểu rõ hơn, hãy nhìn vào lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) ước tính và EPS thực tế của Apple trong bốn quý kết thúc vào tháng 3 năm 2011:

Lịch sự thu nhập

Q2 2010

Q3 2010

Q4 2010

Q1 2011

EPS ước tính

3.12

4.08

5.40

5.37

EPS thực tế

3.51

4.64

6.43

6.40

Giá trị sai lệch

0.39

0.56

1.03

1.03

Độ chênh

12.50%

13.70%

19.10%

19.20%

Nguồn: Yahoo! Finance

Bạn có nhìn thấy vấn đề “neo đậu” ở đây không? EPS ước tính của Apple luôn thấp hơn EPS thực tế, dẫn đến độ chênh thu nhập cổ phiếu liên tiếp trong 4 quý. Trong trường hợp này, các nhà phân tích mãi không chịu cân những những tin tốt (độ chênh thu nhập cổ phiếu) để đưa ra ước tính cho đợt tiếp theo. Điều này có thể bởi vì họ bị cố hữu gắn với những ước tính trước đó của mình.

Tâm lý bầy đàn (Prudence/Status Quo/Herd Effect) 

Được biết đến với nhiều tên gọi, tâm lý bầy đàn phản ánh áp lực phải đi theo những người giống mình. Tương tự như việc áp lực ở trường trung học khiến bạn phải cư xử giống bạn bè trang lứa và tránh chơi trội, áp lực này cũng diễn ra trên phố Wall. Tâm lý bầy đàn là xu hướng các nhà phân tích đưa ra những ước tính giống như những nhà phân tích khác để không bị “lạc loài”. Đây là một trong những lý do lý giải tại sao bạn thường thấy một số lượng áp đảo của các khuyến nghị mua so với khuyến nghị bán .Các nhà phân tích nhìn chung có động cơ của riêng họ để chạy theo đám động, đó có thể là được tiếp tục làm việc hay không muốn đi ngược xu thế chung. Sau cùng, nếu sai, họ sẽ luôn chỉ ra rằng rất nhiều người khác cũng sai như vậy

Tự tin thái quá

Tự tin thái quá, cái tên đã nói lên tất cả, đó là khi các nhà phân tích quá tự tin vào khả năng của mình khi dự báo lợi nhuận, mục tiêu giá hoặc các chỉ số kinh tế khác. Biểu hiệu điển hình đầu tiên của việc quá tự tin là đưa ra những ước tính quá cụ thể. Ví dụ, nếu một người nào đó dự đoán GDP sẽ tăng trưởng 3,57% trong quý tiếp theo thì hẳn nhà đầu tư nên cảnh giác. Rõ ràng chẳng dễ dàng chút nào để có được một dự đoán đúng và do đó, một nhà phân tích giỏi sẽ thường muốn đưa ra dự báo của mình trong khoảng hơn là một con số chính xác.

Tự tin thái quá nguy hiểm ở chỗ nó có thể khiến những người khác phản ứng nhiều hơn họ muốn. Ngay trong đoạn mở đầu tôi đã kể về một ví dụ về dự đoán quá tự tin của nhà phân tích mà sau này đã khiến những nhà đầu tư nghe theo thấy hối hận. Đây là một trường hợp mà con số dự đoán được đưa ra ​​là quá cụ thể, chính xác là 0 USD. 

Lời kết

Nếu tìm hiểu sự nghiệp của một số nhà đầu tư xuất chúng nhất trong thời đại của chúng ta, bạn sẽ thấy có một điểm chung ở họ là sự nhận thức về những thiên kiến tâm lý đề cập trên đây và khả năng tiết chế chúng khi giao dịch. Vì vậy, nếu lần tới bạn có ý định giao dịch, hãy xem xem chính bạn hay những chuyên gia phân tích tư vấn cho bạn có bị ảnh hưởng bởi những thiên kiến này không nhé​​. Bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết mức độ len lỏi của những thiên kiến kiểu này trong hoạt động giao dịch của tất cả mọi người đấy.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]