6 Cách Để Vượt Qua Nỗi Sợ Bán Hàng

Một trong những lý do lớn nhất khiến các doanh nhân phải nếm mùi thất bại trong kinh doanh là do họ phải chịu “F.O.S” hay nỗi sợ bán hàng (Fear of Selling). Bạn và tôi đều từng trải qua cảm giác đó – chúng ta thà làm mọi thứ còn hơn là thực hiện những cuộc gọi hay đàm phán bán hàng. Nhưng vẫn có một số cách đơn giản có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ này.

15.5972

Nhấn mạnh vào điểm mạnh của bạn

Điểm mạnh của bạn chính là sự giao thoa giữa kỹ năng chuyên môn, tài năng và kiến thức. Đó là điều mà bạn yêu thích nhất ở bản thân, công việc kinh doanh của bạn, và những gì bạn đã đạt được. Một khi đã xác định được điểm mạnh của mình, hãy tạo một thông điệp độc đáo để truyền tải một cách rõ ràng và chính xác những  lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi làm việc với bạn, và hãy cho họ thấy sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

“Khởi động” trước các cuộc gọi tiếp cận khách hàng đáng sợ

Hãy lập một danh sách từ 5 đến 10 khách hàng hàng đầu mà bạn muốn làm việc cùng. Hãy tìm hiểu họ thật kỹ lưỡng, đọc website của họ, và tìm ra những thông về họ mà có liên quan đến bạn và doanh nghiệp. Hãy viết ra những điều bạn nghĩ là thách thức lớn nhất mà họ đang gặp phải và những sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ giúp đỡ họ giải quyết chúng bằng cách nào. Sau đó, hãy nghĩ ra một lời mở đầu thật ấn tượng dựa trên những thông tin đó. Khi gọi điện, bạn nên nói về việc tại sao công ty của bạn lại có tính trợ lực cao như vậy và bạn cũng nên giải thích những điều bạn có thể làm cho họ. Đó chính là cách bạn để bạn tiếp cận khách hàng thành công qua những cuộc gọi.

Tập trung vào khách hàng và rũ bỏ những áp lực

Bán hàng chính là giúp đỡ người khác. Công việc này bắt đầu bằng việc dạy cho khách hàng hiểu bạn có thể giúp họ giải quyết các vấn đề, có được nhiều thứ họ muốn hơn, và giúp họ hài lòng hơn về bản thân bằng cách nào. Điều bạn thực sự đang làm chính là chăm sóc những nhu cầu của khách hàng. Khi bạn dừng tập trung vào doanh số và thay vào đó, chú ý đến việc phục vụ khách hàng, thì lúc này, bạn sẽ cảm thấy áp lực nhẹ bớt và cũng không còn cảm giác mình đang đi chào bán nữa.

Nỗi sợ bán hàng sẽ đến khi bạn coi nó là một nhiệm vụ, một sự chỉ định, hay một công việc đáng ghét. Thay vào đó, hãy nghĩ bán hàng là cách để bạn chia sẻ tâm tư, tính cách, và chuyên môn của bản thân, đồng thời cũng là cách phục vụ và giúp đỡ khách hàng, góp phần nâng cao đời sống cho họ. Khi đã thay đổi được quan điểm về bán hàng, bạn sẽ cảm thấy công việc này thỏai mái và an toàn như khi bạn giúp một người bạn thân.

Tránh làm khách hàng bực mình

Bạn sẽ không làm khách hàng bực mình nếu tránh được ba lỗi bán hàng cơ bản sau:

  • Tập trung vào chi tiết sản phẩm hơn là cảm xúc của khách hàng;
  • Truyền tải toàn bộ câu chuyện bán hàng chỉ trong một cuộc độc thoại
  • Cố gắng lôi kéo khách hàng mua sản phẩm.

Thay vào đó, hãy dừng lại, lắng nghe họ, và giúp họ cảm thấy thoải mái trong quá trình mua bán, luôn chú trọng vào việc làm cách nào bạn có thể quan tấm đến các nhu cầu của họ.

Hãy vui đùa với truyền thông

Hãy mở rộng niềm khát khao giúp đỡ mọi người của bạn và đưa ra các giá trị thông qua các phương tiện truyền thông .Bạn có thể tổ chức các sự kiện tương tác vui vẻ, các buổi trò chuyện và thảo luận để có thể gắn kết khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ. Đừng quên đưa ra những lời khuyên giàu kinh nghiệm. Hãy tạo ra một nhân cách ảo thể hiện được sự chân thành, chu đáo, đáng tin cậy và hài hước như chính con người bạn.

Đừng để những ý kiến phản đối ngăn cản bạn

Ý kiến phản đối là tốt – khách hàng chỉ phản đối khi họ cân nhắc mua sản phẩm của bạn. Họ có chịu thay đổi? Họ có băn khoăn hay hiểu sai gì về các giá trị của sản phâm hay không? Họ có cần sự đồng ý của ai khác không, ví dụ như chồng/vợ? Hay họ chỉ đơn giản cần thêm chút thời gian để quyết định? Hãy cư xử với họ như đối với một người bạn, xác định vấn đề họ gặp phải và sau đó hãy giúp đỡ họ tìm cách giải quyết. “Không” không có nghĩa là “không bao giờ”.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]