Ăn gì để giảm đau khớp ngày lạnh?

Trứng được coi là một sản phẩm hoàn hảo, nhiều chất dinh dưỡng tốt, được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm khớp.

15.6602

Ăn gì để giảm viêm khớp

Hành, tỏi

Theo Sức khỏe cộng đồng, hành, tỏi rất giàu quercetin – một chất chống oxy hoá rất tiềm ẩn. Chất này có tác dụng ức chế các hoá chất gây viêm nhiễm, giống như tác dụng của thuốc aspirin và Ibuprofen. Ăn thường xuyên hành, tỏi sẽ mang lại lợi ích tích cực cho bệnh viêm khớp.

Ngũ cốc nguyên hạt

Hạt ngũ cốc đã qua xử lý có thể gây kích thích tình trạng viêm khớp. Trong khi đó, chế độ giàu chất xơ lại giúp giảm nhẹ tình trạng này. Vì vậy, bạn nên chọn ngũ cốc nguyên hạt cho bữa ăn hằng ngày và hạn chế ngũ cốc đã qua xử lý.

Cá hồi

Cá hồi là loại cá rất giàu 2 loại chất dinh dưỡng có thể nuôi dưỡng sự  khỏe mạnh của khớp xương, đó là vitamin D và a xít béo omega-3. Phần lớn những người trưởng thành, việc bổ sung loại vitamin D này có thể góp phần xoa dịu những cơn đau do viêm khớp và hạn chế khả năng tàn tật. Với a xít béo omega-3 luôn được giới chuyên gia khuyên dùng do khả năng chống viêm nhiễm của nó.

Trà xanh

Loại thức uống dịu thần kinh này chứa đầy chất chống oxy hóa gọi là catechin, có tác dụng chống viêm nhiễm và do đó có thể trì hoãn các tổn thương về sụn ở những người bị viêm khớp.

(Ảnh minh họa)

Trứng

Trứng được coi là một sản phẩm hoàn hảo, nhiều chất dinh dưỡng tốt, được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm khớp.

Dâu tây

Dâu tây là loại quả giàu khoáng chất, vitamin và các chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật. Dâu tây có thể làm giảm mức độ phản ứng của protein C hoặc CRP, một tín hiệu viêm nhiễm xảy ra trong máu.

Nồng độ CRP cao sẽ làm trầm trọng thêm, hoặc kích hoạt các triệu chứng viêm ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Vì thế dâu tây là một trong số những thực phẩm tốt cho người bệnh viêm khớp.

Một số món ăn dễ thực hiện, ngon miệng, mà lại có ích cho người bị đau nhức khớp

- Cháo gạo lứt, ý dĩ

Nguyên liệu: Gạo lứt 100g, ý dĩ nhân 100g.

Cách làm: Theo Vnexpress, vo sạch gạo lứt, ngâm nước hơn 2 giờ. Đãi sạch ý dĩ nhân, để ráo. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo và ý dĩ nở chín nhừ là được.
Dùng vào bữa sáng và bữa tối. Món ăn này có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ, thông kinh lạc.

- Cháo gạo lứt, tỏi, đậu đỏ

Nguyên liệu: Gạo lứt 100g, tỏi sống 20g, đậu đỏ 50g.

Cách làm: Gạo lức, đậu đỏ vo sạch, ngâm nước cho mềm. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo lứt và đậu đỏ nở chín nhừ, thêm tỏi đã đập giập vào, nấu sôi lại là được.

Dùng ăn nóng khi đói bụng. Món ăn này có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau nhức.

- Canh lá lốt

Nguyên liệu: Lá lốt 50g, tôm (hoặc thịt heo nạc) 100g, gừng tươi 5g, rau húng quế (hoặc lá ngải cứu), gia vị các loại.

Cách làm: Tôm (hoặc thịt heo nạc) làm sạch, xắt nhỏ, ướp gia vị. Lá lốt rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, nấu sôi, cho tôm vào, nấu thành canh (giống như nấu canh các loại rau khác), cho thêm ít gừng tươi giã dập.

Tắt lửa, cho lá rau húng quế (hoặc lá ngải cứu) xắt nhỏ vào khuấy đều là được. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

Món canh lá lốt giúp cơ thể được ấm áp, giảm đau nhức, chống tình trạng cơ thể ớn lạnh, nặng nề, buồn bực, không muốn hoạt động. Rất thích hợp cho người bị mắc mưa hoặc ngâm nước thời gian lâu, đau nhức khớp xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]