Nho cũng được xếp trong danh sách những loại quả rất tốt cho bà bầu vì vitamin A và hợp chất flavonol trong nho có tác dụng phát triển thị giác cho bé ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Không những thế, nho còn có rất nhiều tác dụng tốt. Cũng giống như cà chua, trong nho có chứa nhiều vitamin K giúp đông máu, có lợi cho quá trình chuyển dạ. Những bà bầu bị bệnh khớp, hen... nếu ăn nho thường xuyên, bệnh sẽ được kiểm soát vì nho chứa các yếu tố kháng viêm.
Kali và natri trong nước ép nho kích thích phát triển hệ thần kinh cho thai nhi. Magiê trong nho giúp giảm chuột rút cho bà bầu. Nho là một trong số ít loại quả hoàn toàn không có cholesterol, lại có lượng kalo thấp, giúp bà bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Resveratrol - một thành phần quan trọng của nho giúp chống lại các bệnh thần kinh ở phụ nữ mang thai.
ho loại trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, tốt cho tim mạch. Trong trái nho chứa khoảng 65 – 85% nước, 10 – 33% đường (glucose và fructose), phlobaphene, axit galic, axit silicic, quercetine, anin, glucosides, mono delphinidin và delphinidin, axit hoa quả, axit phosphoric, salicilic, axit chanh, axit formic, axit oxalic, pectin, hợp chất tanin, muối kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, axit folic và các enzime.
Phần vỏ quả nho có hợp chất tanin và dầu cần thiết. Trong hạt nho có hợp chất tanin, phlobaphene, lecithin, vani và dầu béo. Một hộp nhỏ nho khô cung cấp chất xơ, sắt và kali cho bà bầu, nhất là những bà bầu đang thèm đồ ngọt.
Tuy nhiên, khi ăn nho, bà bầu cần chú ý, nên chọn nho có nguồn gốc an toàn, tránh nho bị phun thuốc hay ướp hóa chất không được cho phép. Vỏ nho có thể gây khó tiêu cho phụ nữ mang thai. Điều này có thể gây táo bón. Bởi thế, nên loại bỏ vỏ khi ăn nho. Ăn quá nhiều nho có thể gây tiêu chảy. Một số người bị dị ứng khi ăn nho như đau bụng, ho, nôn, khô miệng, đau họng, đau đầu...
Thái Hà (T/h)