Bà bầu và sức khỏe răng miệng

Đa số các bà bầu đều có xu hướng phớt lờ sức khỏe răng miệng bởi họ không nhận thức được tầm quan trọng của chúng đối với sức khỏe và sự sinh nở sau này.

15.5813

Chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai không chỉ có tác dụng làm đẹp cho bạn mà còn vì chính sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi. Đa số các bà bầu đều có xu hướng phớt lờ sức khỏe răng miệng bởi họ không nhận thức được tầm quan trọng của chúng đối với sức khỏe và sự sinh nở sau này. Các nhà khoa học đã kết luận rằng, bệnh răng miệng trong thời gian mang thai là một trong những nguyên nhân gây sảy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

Các bệnh về răng miệng gặp ở bà bầu thường khởi đầu ở tháng thứ 2 của thai kỳ, kéo dài và trầm trọng hơn trong các tháng tiếp theo, bùng nổ vào tháng thứ 7, 8 và giảm dần vào tháng thứ 9 của thai kỳ. Những thay đổi nội tiết này không chỉ gây viêm nướu răng mà còn làm chảy máu chân răng, chảy máu lợi, khiến nhiều người trở nên sợ đánh răng. Điều này càng làm cho tình trạng trầm trọng hơn.

Trong những tháng đầu thai kỳ, ốm nghén làm bạn thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí hay nôn mửa và thay đổi các thói quen ăn uống. Bạn có nhu cầu ăn nhiều hơn, ăn trước khi đi ngủ, ăn khi vừa ngủ dậy, ăn chua, ngọt nhiều hơn…

Thêm vào đó, bạn có nhu cầu ăn nhiều thức ăn chứa glucô (đường) hơn bình thường. Đây chính là những nguyên nhân gây nguy cơ sâu răng cao ở phụ nữ mang thai.

Viêm lợi khi mang thai: Trong thời gian mang thai, lợi của bạn cực kì nhạy cảm với thức ăn và mảng bám. Lợi có thể trở nên đỏ, sưng, đau và dễ chảy máu. Ngoài ra còn có thể hôi miệng, chảy máu khi đánh răng… Điều quan trọng là phải vệ sinh răng miệng tốt, sử dụng bàn chải, chỉ tơ nha khoanước súc miệng để loại bỏ thức ăn và mảng bám.

Sâu răng không hẳn là tăng trong thời gian mang thai. Nhưng việc kém vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống thay đổi chính là nguyên nhân gây ra sâu răng. Việc tăng sự thèm ăn, cảm giác thèm ăn trong thời gian mang thai dẫn đến việc ăn các bữa ăn nhẹ và ăn các loại thực phẩm có chứa đường cao.

Viêm quanh răng: Một số người quan niệm cũ cho rằng “mất một chiếc răng cho mỗi kỳ mang thai”. Thực chất điều này không đúng. Việc không chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt dẫn đến việc bạn bị viêm quanh răng và gây hậu quả mất răng. Vì vậy chăm sóc răng miệng tốt bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa là cách phòng tốt nhất

Khối u ở lơi: Đây không phải thực sự là một khối u, nó là một tổ chức hạt mọc ở vùng lợi kẽ giữa hai răng, tổ chức hạt rất nhiều mạch máu nên dễ chảy máu khi va chạm. Tổ chức hạt có thể lớn tới mức cản trở hoạt động nhai, phát âm. Cách xử trí là cắt bỏ toàn bộ tổ chức hạt này.

Chăm sóc răng miệng khi mang thai

Ngay cả trong thời kỳ mang thai, bạn cũng nên đi khám răng đều đặn, đặc biệt với bác sĩ mà bạn từng tin cậy và biết bạn đang mang thai. Còn không, nên cho bác sĩ biết bạn đang mang thai. Điều trị nha khoa trong 3 tháng đầu tiên và khoảng 2 tháng cuối được khuyên nên tránh. Đây là những mốc quan trọng trong tăng trưởng và phát triển của bé. Vì thế, người mẹ được khuyên tránh chữa trị bệnh gì, gồm cả nha khoa để không ảnh hưởng tới sự phát triển của con.

Hoãn lại tất cả nhứng kế hoạch làm đẹp răng miệng như nẹp răng, tẩy trắng răng, thẩm mỹ răng miệng… để đến sau sinh ngoại trừ những lý do khẩn cấp.

Ăn các bữa chính và bữa phụ cân bằng, lành mạnh. Tránh đồ ăn nhẹ nhiều đường. Mầm răng của bé bắt đầu phát triển khoảng 3 tháng đầu trong thai kỳ. Một chế độ ăn lành mạnh có chứa các sản phẩm sữa, phô mai và sữa chua cung cấp các chất thiết yếu, rất tốt cho răng, lợi và xương đang phát triển của bé.

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có flo, dùng chỉ tơ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày. Nếu cơn nghén khiến bạn sợ đánh răng, nên đổi sang loại kem đánh răng có mùi vị nhạt hơn loại thường dùng. Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng nếu bạn bị nghén và nôn thường xuyên.

Dùng các sản phẩm vệ sinh răng miệng như nước súc miệng được bác sĩ chỉ định, an toàn cho thai phụ.

Thực phẩm tốt cho răng miệng bà bầu

Họ hàng cam quýt

Mặc dù có tính axit, nhưng các nghiên cứu lại cho thấy trái cây đặc thù như cam, quýt, bưởi…có xu hướng bảo vệ men răng bằng cách tăng lưu thông nước bọt. Chứa rất nhiều nước, loại trái cây này giúp rửa sạch vi khuẩn gây sâu răng tồn đọng trong miệng.

Hạt mè

Như một nguồn dự trữ canxi tuyệt vời, hạn mè có kết cấu giống bàn chải đánh răng nhỏ để giải quyết các mảng bám tích tụ trên răng. Bạn có thể ăn hạt mè như một loại ngũ cốc hoặc pha trộn với sữa chua hay trong súp.

Protein

Trứng, thịt gia cầm, thịt bò mạc là nguồn giàu phốt pho – một khoáng chất quan trọng để duy trì độ khỏe của men răng và giúp cân bằng độ PH trong miệng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn sản xuất axit.


Thanh Hương


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]