Bài tập phòng trị vẹo cột sống

(Kiến Thức) - Vẹo cột sống là bệnh lý dễ mắc nhưng khó điều trị, tốn kém và lâu dài, nguyên nhân chủ yếu mắc phải do tư thế ngồi học, lao động sai. .

15.5879
Dễ mắc, khó chữa
Vẹo cột sống là một bệnh hay mắc phải, đặc biệt ở những học sinh ngồi sai tư thế, nhân viên văn phòng ngồi nhiều và lâu ở tư thế sai, hoặc người lao động nặng, mang vác. Có 2 loại là vẹo cột sống không biến dạng cấu trúc và vẹo cột sống có biến dạng cấu trúc. Vẹo cột sống không biến dạng cấu trúc là tình trạng vẹo không còn khi đứng nghiêng về bên đường cong vẹo, chứng bệnh này thường gặp ở người chân dài, chân ngắn, thoái vị đĩa đệm... 
Còn vẹo cột sống có biến dạng cấu trúc là tình trạng vẹo vẫn còn khi đứng nghiêng về bên đường cong vẹo, bệnh thường gặp do bẩm sinh. Theo Tây y, điều trị vẹo cột sống hầu như phải trải qua quá trình phẫu thuật. Triệu chứng của bệnh gây đau mỏi sau lưng, nặng thì bệnh nhân bị gù, vẹo, chèn ép các đốt sống dẫn đến teo cơ, gây co thắt mạch, mạch không còn khả năng nuôi dưỡng, làm giảm vận động, ảnh hưởng lớn đến lao động và sinh hoạt.
TS Nguyễn Văn Chương hướng dẫn động tác kéo giãn. 
Chủ yếu nắn lại tư thế
Về điều trị bệnh, theo TS Nguyễn Văn Chương, nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Bộ Năng lượng cho biết, đối với trường hợp vẹo cột sống thì điều trị chủ yếu là nắn lại tư thế ngồi học, làm việc cho đúng. Sau đó người bệnh có thể theo các phương pháp sau đây.
Phương pháp tập:
Bài 1 - Nằm: Người bệnh thường xuyên nằm trên giường cứng, dùng chiếc gối kê vùng bị vẹo để lấy tư thế chuẩn.
Bài 2 - Đứng: Khi bị vẹo cột sống thì bên vai vẹo sẽ thấp hơn vai lành, do vậy để cân bằng 2 vai thì người bệnh thường xuyên tập động tác đứng vươn vai. Theo đó, giơ tay bên bị vẹo lên cao, thẳng trên tường, giữ vững tư thế này khoảng 30 giây, ngày làm từ 10 - 20 lần.
Bài 3 - kéo giãn: Dùng ghế cong để kéo giãn cột sống. Người bệnh nằm trên ghế, thả lỏng người xuống, đầu hướng về phía đất, thực hiện ở 2 tư thế sau: Tư thế 1 (để 2 tay vắt sau gáy, 2 chân duỗi thẳng lên tay ghế, người nằm xuống, dùng lực nâng người lên khoảng 10 lần, sau đó nghiêng người sang bên trái, phải mỗi bên 15 lần. Tư thế thứ 2 (người bệnh ngồi lên ghế, 2 chân vắt vào 2 tay ghế làm điểm tựa, 2 tay vắt sau gáy dùng lực kéo người từ tư thế nằm sang ngồi. Rồi nghiêng đầu, mình sang bên trái và phải 15 lần.
Phương pháp chườm:
Người bệnh nằm trên giường, dùng 2kg muối rang nóng, khô cho vào gối kê vào chỗ vẹo để mục đích làm giãn cơ, không đau. Cứ làm như vậy liên tục và mỗi ngày lại lấy muối ra rang lại. Không nên dùng phương pháp chườm ngải cứu, cúc tần, bởi những vị thuốc này nằm lên dễ ướt, sinh vi khuẩn.
Xoa thuốc thảo dược: 
Sau khi người bệnh tập tất cả các động tác trên thì dùng phương pháp xoa bóp. Nguyên liệu dầu xoa gồm: Hồi, quế, địa liền, hạt gấc, huyết giáp, khúc khắc, dầu long não, tinh dầu bạc hà. Mỗi thứ 10g/1 lít cồn, ngâm khoảng nửa tháng, rồi xoa thường xuyên ngày 2 lần lên bên vẹo cột sống.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]