Viêm xoang, tiểu đường là một trong những bệnh khó chữa, gây đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt
hằng ngày của người bệnh. Thế nhưng, với bài thuốc gia truyền ba đời của thầy Trần Đình Tuấn, thôn
An Lạc 1, xã Mỳ Hòa (huyện Phù Mỹ, Bình Định) người bệnh có thể an tâm chữa trị dứt viêm xoang và
khắc chế tiểu đường…
Anh Tấn (trái) một lần cùng cha bốc thuốc cho bệnh nhân
Bài thuốc gia truyền ba đời
Quả như ông cha ta từng nói "có bệnh thì vái tứ phương", bởi câu thành ngữ này không chỉ đúng về
cả nghĩa đen mà còn gieo niềm hy vọng, vực dậy tinh thần đối với người bệnh.
Trong hành trình đi tìm kiếm phương thuốc trị bệnh viêm xoang cho phụ mẫu, chúng tôi đã bắt gặp
được bài thuốc gia truyền ba đời của gia đình thầy thuốc Trần Đình Tuấn.
Dừng chân tại ngã ba Mỹ Hòa, thị trấn Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ, Bình Định), chúng tôi dò hỏi người
dân đường về nhà thầy Tuấn bốc thuốc Nam trị bệnh viêm xoang, tiểu đường. Tưởng chừng mò kim đáy bể
nhưng hóa ra dễ, bởi hỏi nhà thầy Tuấn ai cũng biết, có người còn làm xe ôm tận tình đưa chúng tôi
vào tận cửa nhà thầy.
Người đàn ông tốt bụng đưa chúng tôi đi cũng là một trong những người được thầy Tuấn chữa khỏi
bệnh viêm xoang. Theo lời kể của người dân địa phương, dù chỉ mới hành nghề chưa đầy 6 năm, nhưng
đến nay, thuốc của thầy Tuấn đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người trong và ngoài tỉnh. Tiếng lành
đồn xa, nhiều người ở tận Sài Gòn, Hà Nội, Đà Lạt, Kiên Giang,… cũng tìm đến thầy nhờ chữa
bệnh.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Trần Quốc Tấn, người con trai kế nghiệp đời thứ 3 bài thuốc gia
truyền của gia đình mình tâm sự: Cơ duyên đến với bài thuốc trị bệnh viêm xoang và tiểu đường của
gia đình mình cũng rất đỗi tình cờ. Bởi sau khi chiến tranh kết thúc, cha anh theo ông nội là ông
Trần Phước đi làm thợ mộc ở các tỉnh Tây Nguyên.
Trong một lần đến làng Cúc (thuộc Gia Lai) xẻ gỗ làm nhà rông cho đồng bào Xơ-đăng, chứng bệnh
viêm xoang và tiểu đường của ông Phước càng trở nặng do mạt cưa và bụi gỗ bay vào mũi. Thương lão
thợ mộc già bị chứng chảy nước mũi và tiểu ngọt (cách gọi của người đồng bào) nên già làng đã lên
rừng hái lá, sắc thuốc cho ông uống. Chừng hơn hai tháng thì bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.
Để trả ơn đồng bào Xơ-đăng, ông Phước quyết không lấy tiền công làm nhà. Cảm mến sự thật thà,
chăm chỉ của hai người, già làng đã truyền lại nguyên gốc hai bài thuốc này cho ông Phước.
Chữa dứt viêm xoang, khắc chế tiểu đường
Khi nắm trong tay bài thuốc quý, gia đình ông Phước không chỉ dùng để chữa bệnh cho bản thân mà
còn chữa bệnh miễn phí cho bà con, xóm làng. Anh Tấn tâm sự: "Ông nội tôi rất có tâm với hai bài
thuốc Nam học được của người Xơ-đăng.
Ông từng căn dặn rằng, học được bài thuốc thì chữa bệnh cứu người phải được xem như là cái
nghiệp, dù làm gì thì làm cũng không được để thất truyền bài thuốc quý".
Với niềm đam mê, hứng thú với bài thuốc quý gia truyền, ngay từ nhỏ anh Tấn đã theo cha mình là
thầy Tuấn lên rừng hái thuốc để quen mặt từng loại cây, phơi xao, cân đong liều lượng sao cho phù
hợp với thể trạng của từng người bệnh.
Để kế nghiệp gia đình, phát huy tinh hoa của bài thuốc, chữa cứu người, anh Tấn đã theo học và
lấy bằng trung cấp Y học cổ truyền, học Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Qua ba đời truyền lại, giá trị và tinh hoa của bài thuốc được thế hệ sau gìn giữ và phát triển.
Với bài thuốc quý của mình, mỗi năm gia đình anh Tấn khám và chữa bệnh thành công cho hàng trăm
bệnh nhân đến từ khắp nơi trong nước. Trong đó hiệu quả chữa thành công cho bệnh nhân tiểu đường
đạt trên 70%, còn bệnh viêm xong thì gần như tuyệt đối.
Chị Phạm Thị Phụng (Nhơn Thành, TX An Nhơn, Bình Định) bị tiểu đường đã hơn 4 năm nay. Lượng
đường trong máu lên đến hơn 11 chấm, người bủn rủn, hay tiểu đêm, tay chân phù nề, đi lại rất khó
khăn.
"Tôi đã từng vào tận Bệnh viện Hòa Hảo (TPHCM) chữa trị, nhưng thuốc tây chỉ kìm hãm
được lượng đường không cho nó tăng lên chứ không thuyên giảm. Đến khi có người quen chỉ đến nhà
thầy Tuấn, uống chừng hơn 10 thang, vậy mà lượng đường giảm đi gần phân nửa. Thuốc hay nằm ở gần
nhà mà mình không biết".
Ông Trịnh Công Sơn (GĐ Trung tâm Bảo tồn Hát Hố - Quảng Ngãi) cũng là một trong những bệnh nhận
của thầy Tuấn, cho biết: "Tôi vốn bị bệnh tiểu đường type 2, lượng đường trong máu lên đến hơn 12
mmol/l. Lúc đó, trong vòng 1 tháng tôi sút cân rất nhanh từ 82 kg xuống còn 65kg.
Vậy mà kiên trì uống thuốc của thầy Tuấn, trong vòng 4 tháng lượng đường của tôi đã duy trì ở
mức ổn định dưới 6 chấm và ăn uống rất thoải mái, không phải lo lắng gì".
Bệnh tiểu đường là bệnh khó chữa, tùy vào lượng đường trong máu mà chữa dài ngày hay ngắn ngày.
Riêng với viêm xoang thì cách chữa phức tạp nhưng thời gian điều trị lại ngắn hơn, đạt hiệu quả gần
như là tuyệt đối.
Chị Đinh Thị Hải (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) bị viêm xoang sàn nặng đã gần chục năm nay. Cứ mỗi
dịp trở trời, hay đi ngoài đường bị bụi bặm là chị lại đau đầu và chảy nước mũi. Vậy mà chịu khó
uống chừng 30 thang thuốc cùng với xông mũi bằng thảo dược, chừng hai tháng là dứt bệnh. Đặc biệt,
dù có "trở trời" bệnh cũng không tái phát.
Về bài thuốc trị tiểu đường của ông Tuấn, Lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy (Hội
Đông y Hà Nội) đã từng nhận xét: "Bài thuốc này có một số vị có tác dụng trong việc điều trị tiểu
đường. Trong đó, tác dụng mạnh nhất là dây khổ qua rừng. Đây là loại cây mọc tự nhiên ở nhiều vùng
rừng núi nước ta.
Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc. Theo y
học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các gốc tự do là nguyên nhân
gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần
kinh, viêm đường tiết niệu, bệnh tiểu đường. Mướp đắng có tác dụng sinh học giống insulin,
giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Cây bồ ngót cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Nam điều trị đái tháo đường. Còn các vị
còn lại như lá lốt, dây mắc cỡ, dây lạc tiên, … có tính hàn, giải độc, tiêu viêm. Các vị thuốc này
rất tốt để điều trị các biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường".
Độc giả quan tâm, xin liên hệ: Lương y Trần Quốc Tấn, điện thoại: 0166.719.3391; địa
chỉ thôn An Lạc 1, xã Mỳ Hòa, huyện Phù Mỹ, Bình Định.
Theo Linh Sa - Nông nghiệp Việt Nam