Bài thuốc quý của hoàng gia

GiadinhNet - Lương y Nguyễn Văn Dậu đến với nghề thuốc ra sao? Lý do gì khiến ông đã đặt tâm nguyện cuối đời giúp càng nhiều người nghèo tật bệnh càng tốt?

15.6102

 

Giúp người nghèo tật bệnh không chỉ là tâm nguyện của lương y Hai Dậu mà còn là trăng trối của “nữ thần y” Phạm Thị Út trước khi qua đời. Ảnh: Đ.B

 

Dòng dõi ngự y hoàng gia Campuchia

Vào những năm 60-70 của thế kỷ XIX, trong số các quan ngự y của hoàng gia Campuchia có một ngự y gốc Việt - ông Phạm Văn Lào. Thời điểm đó, ngự y Phạm Văn Lào là “cao thủ” chuyên điều trị các bệnh về gan cho hoàng gia với bài thuốc mà ông đã dày công thu thập trong dân gian. Bài thuốc này được bào chế từ những thảo dược đặc biệt chỉ có trên đất rừng Campuchia như hoa trái rễ cây thốt nốt, rễ các loại cây thuốc quý ở vùng biên giới Campuchia -Thái Lan cộng với một số thảo dược khác bồi bổ cơ thể được sử dụng phổ biến trong y thuật phương Đông. Nhờ vào bài thuốc giải độc gan thần diệu này, quan ngự y Phạm Văn Lào luôn được hoàng gia tin dùng.

Bài thuốc giải độc gan này không được lưu truyền rộng rãi ngoài dân gian bởi quan ngự y Lào không nhận đệ tử mà chỉ truyền lại cho con của mình. Trong số 5 người con gái của ngự y Phạm Văn Lào, chỉ có người con gái út - bà Phạm Thị Út là đam mê nghề y của bố và được truyền lại bí quyết bào chế bài thuốc này. Bà Út đã dùng bài giải độc gia truyền chuyên chăm lo cho người nghèo ở xứ thốt nốt. Không như bố mình nổi danh nơi hoàng cung, bà Út lại nổi danh chốn dân gian như một “nữ thần y” chuyên cứu người nghèo khó.

Bà Phạm Thị Út sinh được 10 người con, người con đầu là (thường gọi là ông Hai Dậu, SN 1943). Từ nhỏ, cậu bé Dậu đã biết phụ mẹ làm thuốc cứu người trên đất Campuchia và được mẹ truyền thụ toàn bộ y thuật. Đến năm 1970, thời cuộc loạn lạc khiến cả gia đình bà Phạm Thị Út phải dời về xứ Châu Đốc để lánh nạn và tiếp tục hành nghề y giúp người.

Lương y tạo dựng cơ ngơi từ nghề… làm ắc quy

Năm 1972, ông Hai Dậu từ biệt mẹ hiền và vợ con rời Châu Đốc lên Sài Gòn lập nghiệp. Thấy nghề “hot” thời bấy giờ là sản xuất bình ắc quy, ông Hai Dậu bèn lao vào học và làm. Nghề nghiệp phát triển thuận lợi giúp ông Hai Dậu xây dựng cơ xưởng, tuyển mộ công nhân và sản xuất bình ắc quy có tiếng ở TPHCM lúc đó. Cơ ngơi ông tạo dựng ở địa chỉ số 60, phố Lâm Văn Bềnh, TP HCM hiện nay là hoàn toàn nhờ vào việc sản xuất bình ắc quy.

Năm 2004, ông Hai Dậu nhận được “lệnh triệu tập” từ mẹ già ở Châu Đốc bởi bà Út đã thấy mình tuổi già, cần truyền bí quyết bài thuốc giải độc gan lại cho con. Bà còn dặn ông nhất định phải trở lại nghề y cứu người bởi cuộc mưu sinh mà ông lăn lộn bấy lâu cũng đã “quá đủ rồi”. Tuân ý mẹ già, trong hai năm sau đó, ông Hai Dậu lên TPHCM thu vén cơ sở sản xuất bình ắc quy. Đến năm 2006, ông quyết định bán toàn bộ cơ xưởng với giá sắt vụn vì chuyện gấp gáp do mẹ già đã quá yếu. Thời điểm đó, giới thương lái mua sắt vụn xưởng của ông Hai Dậu với giá hơn 3,5 tỷ đồng. Đầu năm 2007, ông Hai Dậu lui về Châu Đốc mở phòng mạch làm thuốc theo ý mẹ già.

Sau khi mẹ mất, lương y Nguyễn Văn Dậu mang toàn bộ y thuật và bí phương giải độc gan gia truyền trở ngược lại TPHCM chỉ với nguyện vọng cứu người, giúp đời như trối trăng của mẹ già, bởi dẫu sao TPHCM cũng là nơi ông quen sống và có điều kiện truyền bá bài thuốc độc đáo này. Với mức thu nhập khá cao và ổn định từ cơ ngơi được chính tay ông tạo dựng, trong vòng 3 năm, lương y Hai Dậu nấu Sâm thốt nốt rồi bảo con trai đẩy xe đến nhiều bệnh viện ở TPHCM để tặng bệnh nhân. Dần dà, Sâm thốt nốt của lương y Hai Dậu “hữu xạ tự nhiên hương” được nhiều người biết đến. Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, lương y Hai Dậu nói bản thân gia đình ông sống “cũng được” mà không phải nhờ vào y thuật hay bí quyết gia truyền Sâm thốt nốt, nên việc ông dành hết tâm ý và sức lực lúc cuối đời vào việc làm thuốc là muốn cứu được nhiều người nghèo tật bệnh như tâm nguyện của mẹ già trước khi mất.

“Như tôi, bây giờ cái gì cũng có rồi, cái gì cũng biết rồi, ngày chỉ ăn ba chén cơm với rau, với trứng đã là đủ rồi. Lo giúp người người tật bệnh được bao nhiêu là tôi vui thêm bấy nhiêu. Có điều cây cỏ làm ra Sâm thốt nốt, cao hỗ trợ sức đề kháng cho bệnh nhân ung thư thì tôi phải đi mua hết nên tôi cũng phải bán với giá phải chăng. Bán rồi lấy tiền lời đó đi giúp người nghèo. Nói thiệt với chú, cách này mới khiến tôi giúp được nhiều người, mà mới lâu dài được…”, lương y Hai Dậu trải lòng.

 

Tăng cường sức đề kháng cho người bệnh

“Theo một số tài liệu do lương y Hai Dậu cung cấp, bài thuốc Sâm thốt nốt gồm các dược liệu: Rễ, hoa và trái thốt nốt giúp người bệnh kháng sinh, kháng viêm, lợi tiểu. Sâm tam thất là vị thuốc quý, có tác dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm kết dính tiểu cầu, tăng hồng cầu, kháng tế bào ung thư trên thực nghiệm. Hoàng kỳ, linh chi, thổ phục linh… giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ tế bào gan, thải độc, hạn chế sự tăng sinh bất thường của tế bào. Riêng với hai vị thuốc thổ huỳnh long và thổ bạch long, do chưa có trong danh sách cây thuốc của Việt Nam và chưa được vị nào đưa ra nghiên cứu khoa học chính thức nên chưa biết rõ tác dụng của chúng. Nhìn chung, bài thuốc Sâm thốt nốt có tác dụng: Tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể bệnh nhân tăng thải độc qua đường đại – tiểu tiện, bảo vệ tế bào gan, kích thích tiêu hóa”.

BS Trần Văn Nam- nguyên Viện phó Viện Y học dân tộc, TPHCM

T.Giang - Đ.Bá/Báo Gia đình & Xã hội

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]