Bản Cát Cát - Điểm du lịch số 1 ở Sapa

Đến Sa Pa, du khách không chỉ choắng ngợp trước khung cảnh núi non hùng vĩ, ruộng bậc thang và những địa danh như: Bản Cát Cát, Cầu Mây, thác Bạc, đỉnh Phanxipang…

15.6018
Bản Cát Cát hay thôn Cát Cát là một ngôi làng nhỏ nằm cách thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) 2 km. Bản Cát Cát SaPa được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ theo phương pháp mật tập (dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư). Với những thắng cảnh thiên nhiên cùng nét đẹp trong văn hóa người Mông nơi đây đã tạo nên cho Cát Cát một sức hấp dẫn đến lạ kỳ thu hút du khách đi du lịch Sapa ghé thăm ngôi làng này.  
 

Bản Cát Cát với nét đẹp của văn hóa người Mông đặc sắc
| |
 
Theo đến Cát Cát du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm những hoạt động thường ngày của người dân tộc Mông nơi đây như: trồng lúa, săn bắn…Đi thăm bản Cát Cát du khách sẽ tham quan những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn, khám phá đẹp trong văn hóa của người dân nơi đây. Cát Cát  từ lâu đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn nên khám phá khi đến Sa Pa.
 

Vẻ đẹp con người bản Cát Cát hấp dẫn du khách
 
Một nét đặc biệt khiến Cát Cát luôn là điểm đáng khám phá trong chuyến hành trình tour du lịch Sapa đối với du khách đó là nét đặc biệt trong kiến trúc nhà cửa người Mông Bản Cát Cát nơi đây. Nhà của người mông thường được dựng bằng ván gỗ Powmu( một loại gỗ hiểm vá quý). Bên trong ngôi nhà được bố trí với 3 cột ngang, các cột đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách của ngôi nhà cũng khá đặc biệt bởi được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách. Đây là một trong những nét khá riêng trong việc dựng nhà của người dân tộc Mông Bản Cát Cát so với những dân tộc. 
 
 
Khung cảnh do bàn tay con người tạo nên ở Bản Cát Cát

Đến bản Cát Cát, du khách sẽ được khám phá những phong tục tập quan độc đáo, nét đẹp trong tín ngưỡng tôn giáo của người dân nơi đây, cùng hòa mình vào những điệu múa dịu dàng của cô gái Mông xinh đẹp, hay điệu khèn, tiếng đàn môi xao động long người của những chàng trai Mông. Giữa mây ngàn và gió núi, các âm thanh đồng loạt vang lên mênh mang và phóng khoáng đến vô cùng tận. 
 Nếu ai lần đâu tiên đến Bản Cát Cát, hẳn nhiều người không biết có một phong tục khá đặc biệt đó là tục kéo vợ. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7 ngày.
 
Ngoài ra, Ở làng Cát Cát nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo. Quy trình để chế tác một sản phẩm trang sức phải trải qua nhiều công đoạn như: cho bạc vào nồi trên bễ lò đun đến khi nóng chảy thì rót vào máng. Chờ khi bạc nguội lấy ra dùng búa đập, rèn sao cho thanh bạc có kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn, vuông, tam giác, tròn, dẹt hay kéo thành sợi. Tiếp đó, họ giũa cho thật nhẵn và nếu cần trang trí thì dùng đinh để chạm khắc, tạo hoa văn nổi hoặc chìm rồi mới uốn hình sản phẩm. Cuối cùng là bước đánh nhẵn, làm trắng và bóng. Sản phẩm chạm bạc ở Cát Cát rất phong phú, tinh xảo nhất là đồ trang sức của phụ nữ như: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn...
 
Cát Cát điểm đến hấp dẫn hứa hẹn những điều mới mẻ và lý thú dành cho du khách. Hãy nhanh đặt tour , nghỉ dưỡng tại khách sạn Sapa cùng tham quan khám phá Bản Cát Cát và những địa danh du lịch nổi tiếng tại Sa Pa ngay nhé. 
 
Dulichvietnam
Sưu tầm
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]