Bệnh đái dầm ở trẻ em

Đái dầm ở trẻ em là rắc rối thường xuyên xảy ra. Đái dầm là tình trạng tiểu tiện không tự chủ trong khi ngủ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, tự ti.

15.6406

Báo Vnexpress cho biết, đái dầm là rắc rối phổ biến ở trẻ em. Không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nó khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội và có thể dẫn tới sự căng thẳng cao độ trong gia đình.

Tác động tâm lý tiêu cực nhất của đái dầm là làm xói mòn lòng tự tin ở trẻ. Đái dầm là tình trạng tiểu tiện không tự chủ trong khi ngủ. Nói chung đái dầm ở trẻ dưới 5 tuổi không phải điều đáng lo ngại vì lúc này trẻ vẫn đang hoàn thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Đái dầm ở trẻ em là tình trạng thường xuyên xảy ra

Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy khoảng 9% trẻ em trong cộng đồng mắc chứng đái dầm. Khi lên 5 tuổi, khoảng 20% trẻ em mắc chứng này, tỷ lệ giảm xuống còn 1% ở tuổi 16. Đái dầm tự khỏi cùng với thời gian, mỗi năm khoảng 15% trẻ thoát khỏi tình trạng này mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu không điều trị, một số trẻ sẽ đái dầm suốt đời.Phần lớn trẻ em giữ được khô ráo về đêm khi 3-5 tuổi. Trẻ đạt được điều này nhờ hai cách:

Thứ nhất, bàng quang gửi tín hiệu tới não nói rằng túi đã đầy, não sẽ gửi tín hiệu ngược lại, ra lệnh cho bàng quang giãn ra để có thể chứa thêm nước tiểu.

Thứ hai nếu bàng quang không thể giữ toàn bộ nước tiểu cho tới sáng, nó sẽ tiếp tục gửi tín hiệu tới não cho tới khi trẻ thức dậy và đi vệ sinh. Đái dầm xuất hiện nếu trẻ chậm phát triển một trong hai kỹ năng nói trên.

Đái dầm được chia làm hai loại: tiên phát và thứ phát. Đái dầm tiên phát là khi trẻ chưa bao giờ có khả năng giữ khô liên tục trong 6 tháng, đây là dạng đái dầm phổ biến nhất. Đái dầm thứ phát là khi trẻ từng hoàn toàn khô ráo về đêm trong 6 tháng nhưng sau đó lại đái dầm.

Ở dạng thứ phát, điều mấu chốt là tìm kiếm những thay đổi mới xảy ra: căng thẳng tâm lý mới xuất hiện (cha mẹ ly dị, chuyển nhà, người thân qua đời...), thay đổi thể chất (bệnh nhiễm trùng tiết niệu hay tiểu đường), thay đổi tình huống (thay đổi chế độ ăn uống hay thói quen đi ngủ).

Rõ ràng là có gì đó khác thường. Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề là tìm ra bất kỳ thay đổi nào trong cuộc đời của trẻ.

Biện pháp chữa trị bênh đái dầm ở trẻ

Theo báo VnMedia, nếu bé dưới 5 tuổi, thì không cần phải làm gì. Không cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ. Không bao giờ la mắng, phê phán hay trừng phạt khi trẻ đái dầm. Khuyến khích trẻ cùng dọn dẹp chăn đệm khi thức dậy để tạo cho trẻ tinh thần trách nhiệm.

Khen ngợi khi trẻ không đái dầm trong đêm. Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ. Hạn chế uống nước trước khi ngủ. Tránh làm trẻ xấu hổ khi kể với người khác về chứng đái dầm của trẻ.

Một số bệnh dễ nhầm với đái dầm

Nếu nếu bé cứ tiểu thoải mái, không biết nín ngay cả khi còn thức thì đấy không phải là đái dầm mà là tiểu không kiểm soát. Đây là một căn bệnh bàng quang thần kinh, cần được khám để điều trị thích hợp.

Nếu quần bé luôn ẩm ẩm, khai khai nhưng bé vẫn đi tiểu bình thường, vẫn biết nín tiểu, không để nước tiểu xè ra ào ào khi ngủ thì đó là bệnh rò nước tiểu bẩm sinh. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở bé gái, thường do 2 thận của bé ở cùng bên, một trên, một dưới.

Nước tiểu từ thận trên theo ống dẫn nước tiểu không chảy xuống hết bàng quang mà lại đi thẳng ra cửa mình. Bé cần được phẫu thuật để ống nước tiểu lạc chỗ này được "tập kết" về bàng quang.

Thuốc tham khảo: Oresol hương cam

Dùng cho các trường hợp:Tiêu chảy, nôn mửa… cơ thể sẽ bị mất nước và điện giải dẫn đến dễ bị trụy tim mạch.

Dùng bột uống bù điện giải Oresol hương vị cam sẽ bù lại lượng dịch, điện giải và bổ sung năng lượng cho cơ thể khi bị tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt cao.

Mỹ Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

15.593--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]