Bệnh đau mắt đỏ

Vừa qua, số bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương đã lên tới 2.100 người, tức là bằng số bệnh nhân của cả tháng trước.

0
  

Các bệnh viện khác cũng liên tục tiếp nhận bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị. Đau mắt đỏ là bệnh dễ gặp, dễ chữa, nhưng nếu không đúng cách và kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho người bệnh.

Nắng nóng, bụi bẩn, không khí ô nhiễm. Những yếu tố môi trường này tác động rất mạnh tới sức khỏe của đôi mắt. Và trong tình hình dịch đau mắt đỏ lan rộng như hiện nay, mắt rất dễ bị nhiễm virus gây bệnh.

Đau mắt đỏ dễ bùng phát thành dịch do nó lây truyền qua đường hô hấp, đường tiếp xúc, đồ dùng cá nhân (khăn mặt), nguồn nước... Vì vậy, bạn hạn chế tham gia sinh hoạt công cộng ở thời điểm này, nhất là đi bơi.  Những người có tiền sử như sẹo kết mạc, sạn vôi mắt hột, mộng thịt cũng phải chú ý vì rất dễ bị đau mắt đỏ.

Để phòng bệnh đau mắt đỏ, chúng ta cần giữ vệ sinh đôi mắt:

- Tuyệt đối không dùng tay bẩn hoặc khăn bẩn lau dụi mắt.

- Cần giữ vệ sinh tay sạch sẽ bằng cách rửa xà phòng.

- Tránh tiếp xúc và không dùng chung đồ dùng như khăn, chậu với người đau mắt đỏ.

- Trong môi trường tập thể: nhà trẻ mẫu giáo, trường hợp bị đau mắt đỏ cần được nghỉ ở nhà điều trị.

Khi mắc bệnh:

- Có thể chườm lạnh mắt 3-4 lần trong ngày.

- Có thể sát trùng nhẹ bằng nước muối nhẹ

- Trường hợp khó chịu nhiều, cộm mắt, tra dung dịch kháng sinh

Ngoài ra, các bạn cần lưu ý thêm về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt:

- Chắc chắn rằng chế độ ăn uống của mình có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt, nhất là vitamin A.

- Các loại thành phần dinh dưỡng tốt cho mắt bao gồm cần tây, dầu cá, lòng đỏ trứng gà, gan động vật...

- Uống nhiều nước, khoảng 6 - 8 ly nước/ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt.

- Ngủ đủ thời gian, ít nhất là 7 giờ/ngày, bởi đó là cách tốt nhất giữ cho đôi mắt của bạn luôn trẻ trung, khỏe mạnh và sẵn sàng cho một ngày mới.

Tác giả : TS (VTC)

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]