1.Theo Family Education, các chuyên gia khuyên ngay khi trẻ biết đếm, các cha mẹ hãy chủ động cho chúng làm quen với tiền và trò chuyện với chúng về cách tiết kiệm tiền, cũng như tiêu tiền một cách khôn ngoan.
Cần giúp chúng hiểu được sự khác biệt giữa nhu cầu, ý muốn và mong ước. Điều này sẽ giúp trẻ đưa ra những quyết định chi tiêu hợp lý trong tương lai.
Trẻ cần được làm quen với tiền ngay khi chúng biết đếm. Ảnh: SAVE UP
2. Cha mẹ cũng cần giúp trẻ biết cách đặt mục tiêu, vì đó là nguyên tắc cơ bản của bài học về giá trị của đồng tiền và xài tiền tiết kiệm sau này. Việc đặt ra mục tiêu sẽ giúp trẻ biết chịu trách nhiệm về chính bản thân mình.
3. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần cho trẻ biết lợi ích của việc tiết kiệm khác với việc tiêu xài hoang phí là như thế nào. Trẻ sẽ nhận được gì từ các khoản tiết kiệm.
5. Hãy đưa trẻ đến ngân hàng và mở cho chúng tài khoản tiết kiệm riêng. Đó là một trong những chìa khóa giúp trẻ học được sử dụng tiền hiệu quả trong tương lai. Tuy nhiên, các cha mẹ không nên từ chối khi trẻ muốn rút một ít tiền để mua món đồ mà chúng thích, vì có thể khiến trẻ chán nản và không muốn tiết kiệm nữa.
6. Tập cho trẻ kỹ năng lập sổ sách ghi chép về số tiền tiết kiệm, đầu tư hoặc chi tiêu. Chẳng hạn, cha mẹ có thể đưa cho trẻ chiếc phong bì nhỏ để đựng tiền tiết kiệm trong 1 tháng và chiếc phong bì lớn hơn để đựng tất cả 12 phong bì trong năm. Đồng thời, khuyến khích trẻ bỏ các hóa đơn mua hàng vào phong bì nhằm giúp chúng kiểm soát được các khoản chi tiêu.
7. Dắt trẻ đi mua sắm cũng là cơ hội dạy chúng về giá trị của đồng tiền. Để giúp trẻ hiểu được bài học chi tiêu khôn ngoan, cha mẹ hãy giải thích cho chúng cách hoạch định bữa ăn tiết kiệm, tránh thừa mứa và sử dụng thực phẩm dự trữ một cách hiệu quả.
Khi dắt trẻ đến loại cửa hàng khác, cha mẹ hãy giải thích cho chúng làm thế nào để lên kế hoạch mua sắm và và so sánh đơn giá của các sản phẩm định mua.
8. Hãy cho phép trẻ đưa ra quyết định về chi tiêu. Chúng sẽ học được nhiều điều từ những chọn lựa chi tiêu của mình.
9. Hãy lên lịch cho các cuộc thảo luận thường xuyên trong gia đình về vấn đề tài chính. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những đứa trẻ nhỏ.
Các đề tài thảo luận có thể bao gồm sự khác biệt giữa tiền mặt, ngân phiếu, thẻ tín dụng; thói quen chi tiêu khôn ngoan; cách tránh vay tín dụng; ưu thế của việc tiết kiệm... Thậm chí, các thành viên cũng có thể thảo luận về những vấn đề kinh tế quốc gia và địa phương.