Bí quyết quản lý tiền bạc hậu tết

Trước Tết, hầu bao hao hụt vì vô số khoản cần chi tiêu, mua sắm. Trong Tết, bạn bắt đầu "rủng rỉnh" trở lại. Nhưng nếu sau Tết, không biết lên kế hoạch cẩn thận, thì chẳng mấy chốc, "ngân quỹ" sẽ hết veo. Vì vậy, chuẩn bị những việc cần làm để quản lý và chi dùng tiền bạc sau Tết là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau

15.6046
  • 1
     
    Kiểm kê lại "tài khoản" một cách minh bạch, rõ ràng
     
    Việc đầu tiên bạn cần làm là giấy, bút và ...máy tính, đếm xem đã chi bao nhiêu, thu về bao nhiêu, và hiện tại còn bao nhiêu. Việc biết rõ số tiền mình đang có (chính xác đến từng đồng) sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát cách tiêu xài của mình. Nếu cần, hãy đổi những mớ tiền lẻ ra những tờ mệnh giá lớn để dễ dàng cất trữ.
  • 2
     
    Xác định những việc bắt buộc phải chi
     
    Lấy giấy bút, ghi ra những việc cần phải xài và những món cần phải mua. Chẳng hạn như: tiền học phí 3 tháng cuối của học kì 2; tiền học thêm; tiền nợ bạn bè; những quyển sách ôn thi tú tài, đại học; card điện thoại; tiền internet; tiền ăn... Định ra từng khoản xác định. Với mỗi khoản, bạn hãy chia ra thành từng phần riêng biệt để dễ dàng lấy ra khi cần.
  • 3
     
    Trích ra một phần "tự thưởng" cho bản thân
     
    Chức năng của tiền là dùng để chi tiêu, vậy nên đừng quá khắt khe với bản thân. Chỉ cần bạn sử dụng hợp lý là được. Trích ra một phần để mua sắm những món mà bạn ưa thích cũng là một điều đáng khuyến khích.
     
    Để hiệu quả được phát huy tối đa, trước khi mua hàng, bạn nên xác định xem mình có thật sự cần món đó không, và nếu không mua thì có sao không. Đặt ra hai câu hỏi đó và trả lời dứt khoát sẽ giúp bạn không hối hận khi đã tiêu tiền. Ví dụ, nếu đã có nhiều giỏ xách rồi thì bạn đừng mua thêm nữa, chọn mua thứ gì có ích ấy, như miếng đệm lót tay khi rê chuột chẳng hạn
  • 4
     
    Tiết kiệm cho tương lai xa hơn
     
    Bạn sẽ phải để dành tiền cho những buổi tiệc sinh nhật bạn bè, những buổi đi chơi phát sinh sau Tết, và những chuyến đi chơi xa sau kì thi học kì 2. Tất cả những kế hoạch ấy đều cần chi phí, và nếu bạn xài nhẵn số tiền lì xì có được, bạn sẽ phải nhăn mặt chun mũi khi nằm nhà trùm mền trong khi bạn bè đi chơi hào hứng.
  • 5
     
    Tìm cách cất giữ
     
    Một số người, cứ có tiền trong người là phải chi xài bằng hết, vì họ cảm thấy...để dành tiền bên người cứ khó chịu thế nào ấy! Do vậy, cách giữ tiền cũng rất quan trọng. Đối với những người có thói quen tiết kiệm, họ có thể giữ tiền theo cách họ muốn, nhưng đối với những "tín đồ shopping" thì một trong những cách để các bạn giữ tiền chính là:
     
    - Đổi tiền ra mệnh giá lớn nhất. Bạn sẽ không nỡ "xé" một tờ mệnh giá lớn ra chỉ để mua vài thứ lặt vặt đâu.
     
    - Đổi ra tiền mới. Chúng ta thường tiếc rẻ khi để một tờ tiền mới nằm trong tay người khác. Đó là tâm lý phổ biến. Còn chần chừ gì nữa mà không ra ngân hàng đổi một xấp tiền mới toàn những số sê-ri kế tiếp nhau. Bạn sẽ "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" ấy chứ!
     
    - Bỏ vào thẻ ATM. Nghĩ đến cảnh phải chen chúc trong buồng máy, chờ đến lượt rút tiền là bạn cũng đủ thấy oải rồi.
    Chúc các bạn vui với các kế hoạch sử dụng "tài khoản" hợp lý sau Tết.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]