Bị tiểu đường: Nên và không nên ăn gì ngày Tết?

Cứ đến dịp Tết, những người bị tiểu đường lại lo ngay ngáy vì lượng đường huyết có thể cao vút bất cứ lúc nào. Vì vậy chế độ ăn uống luôn là điều những người bị tiểu đường quan tâm hàng đầu.

0

Không ăn các loại chất ngọt

Bác sĩ Nguyễn Văn Long – Bệnh viện Lão khoa Trung ương - cho biết, hiện nay nhiều bệnh nhân tiểu đường cứ sau dịp Tết lại vất vả vì lượng đường huyết tăng cao, dễ dẫn đến nhiều biến chứng khác. Các bác sĩ ở Bệnh viện Lão Khoa vẫn khuyến cáo các bệnh nhân bị tiểu đường cần ăn uống hợp với khẩu phần ăn dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường.

Lý giải về nguyên nhân bệnh tiểu đường liên quan chặt chẽ đến vấn đề ăn uống, bác sĩ Long phân tích, vì lượng đường trong máu tăng giảm theo lượng thức ăn mình sử dụng hàng ngày. Khi mức đường trong máu cao đã âm thầm tàn phá các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ thống tim mạch và thần kinh, có những người bị tiểu đường dẫn tới mờ mắt, suy thận. 

Đa số các bệnh nhân tiểu đường đều thèm những món ăn ngọt nên họ tự cho phép mình bỏ qua lời khuyên kiêng đường. Đường hấp thu rất nhanh qua ruột mà không cần phải trải qua quá trình tiêu hoá phức tạp nên với một lượng đường nhỏ cũng làm cho đường huyết tăng lên đáng kể và khó kéo lại về mức an toàn. Vì thế, các bệnh nhân tiểu đường cần kiêng không ăn đường

Khi có nhu cầu ăn đường chỉ sử dụng đường kiêng. Cần nghiêm chỉnh chấp nhận chế độ không ăn nhiều loại bánh kẹo, mứt nhiều đường, mía, nhãn, cam quýt vì những thức ăn trên dễ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.

Ảnh minh họa
Ngoài ra, đối với người bị tiểu đường cần áp dụng chế độ ăn cho hạn chế bớt mỡ và muối. Giảm ăn các chất béo nguồn gốc động vật như mỡ, bơ. Không nên ăn các loại thực phẩm có nhiều cholesterol như óc, lòng, tim, gan, dạ dày… động vật.

Tránh các món ăn truyền thống có nhiều mỡ như: giò tai (hay còn gọi giò thủ), thịt đông vì nó có chứa nhiều thịt má thì sẽ có nhiều mỡ động vật, không có lợi cho sức khỏe thì chỉ nên sử dụng hạn chế.

Đối với các loại rượu, người bị tiểu đường có thể sử dụng rượu vang nhưng không được uống quá nhiều. Theo như khuyến cáo mỗi ngày chỉ sử dụng khoảng 200 ml rượu vang cho bữa ăn thêm ngon miệng.

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn các loại quả sau: Chuối, táo, cam, soài, anh đào, mận, nho, dưa hấu. Tất những những loại quả đó đều cho chỉ số đường huyết dưới 50 hoặc từ 50-70. Riêng dưa hấu cao hơn 1 chút ở mức 72 chỉ nên ăn một miếng nhỏ.

Trẻ em bị tiểu đường cha mẹ phải giám sát chặt

Đối với những trường hợp trẻ em bị tiểu đường, TS Bùi Phương Thảo – Bệnh viện Nhi trung ương khuyến cáo các cháu thường thích ăn ngọt và luôn thèm kẹo. Vì dịp Tết có nhiều kẹo bánh nên việc giám sát của cha mẹ rất cần thiết.

Đối với những bé chưa ý thức được việc ăn kiêng cần được “cách ly” các loại bánh kẹo nhiều đường, hoa quả nhiều đường. Hàng ngày, cha mẹ cần thường xuyên đo đường huyết cho các bé để kiểm soát lượng đường huyết cho các con.
Cần kiểm soát trẻ ăn uống trong dịp Tết
Đối với trẻ nhỏ bị tiểu đường tuyp 1 việc sử dụng thuốc, đo đường huyết hàng ngày và chế độ ăn uống cho các bé cũng được giám sát chặt như người lớn. Nhiều trường hợp trẻ ăn quá nhiều kẹo trong dịp Tết, lượng đường huyết tăng đột biến dẫn đến trẻ đi tiểu nhiều và mất nước.

Với trẻ mắc đái tháo đường tuyp 1 ngoài việc đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ, không nên bắt trẻ kiêng khem quá mức. Trẻ mắc đái tháo đường nên hạn chế bánh kẹo, sô cô la, nước cốt dừa, đặc biệt, không nên dùng nước ngọt có gas. Các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày vì nếu ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao.

Trong những ngày Tết, đối với trẻ em, cha mẹ không để trẻ lúc thì ăn cái kẹo, khi thì cái bánh. Ăn quá nhiều bánh kẹo không chỉ gây tác hại với trẻ bị đái tháo đường mà còn với cả những trẻ bình thường. Trẻ có thể bị đầy bụng, thậm chí có trẻ bị đau quằn quại do giun. Mặt khác, khi đã ăn kẹo nhiều thì trẻ thường lại không ăn cơm, do vậy, lượng đường thì tăng nhưng trẻ lại bị thiếu hụt các chất khác.

Khánh Ngọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]