Cách chăm sóc và bảo vệ “con giống”

Khi mới sinh con, cha mẹ nào cũng lo lắng: không biết “con giống” của cục cưng nhà mình có bị làm sao không? Liệu hai “quả cà” có nằm đúng chỗ...? Và quan trọng hơn nữa là các bậc cha mẹ đều lúng túng chưa biết cách chăm sóc và bảo vệ “con giống” đúng cách. Vậy làm thế nào?

0

Khi còn trong bụng mẹ, hai quả cà của bé trai nằm bào thai và tụt xuống bìu dần dần cho đến khi ra đời thì hai quả cà đã tụt hẳn xuống bìu. Trong khi di chuyển như thế, “ách tắc giao thông” có thể xảy ra làm cho cả 2 (ít có) hoặc một trong hai quả bị nghẽn đường và lửng lơ ở bẹn nghẽn ngay trong ổ bụng. Bố mẹ cần quan sát kỹ con trai, nếu thấy trong “bị” (bìu dái) rỗng tuếch hoặc một bên có hạt (tinh hoàn), một bên rỗng cần mang con đi khám ngay để được xử lý kịp thời. Để lâu, tinh hoàn lớn không những có thể bị huỷ hoại mà còn gây ung thư. Bộ phận sinh dục nam tuy không phức tạp như ở nữ nhưng cũng có thể gây bệnh. Bao quy đầu che con giống tuy còn bé, song lại làm tồn đọng ít nước tiểu sau mỗi lần “tè”. Cặn nước tiểu cùng tế bào bong ra của đầu chim sẽ tạo thành một lớp bựa. Bựa chim, nếu không được chăm sóc, rửa sạch sẽ nhiễm khuẩn gây khó tiểu và phải tới bác sĩ điều trị. Vì thế, cần phải rửa sạch bao quy đầu hằng ngày cho trẻ. Hiện nay nhiều nơi trên thế giới khi sinh con trai, bao da này được cắt ngắn đi ngay sau khi trẻ ra đời. Họ cho rằng cắt bao da này có nhiều điểm lợi: dương vật tự do phát triển, đầu của nó hằng ngày được va chạm, chà xát với quần áo, đồ lót nên lớn lên sẽ ít có nguy cơ “chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền”.

GS. Đỗ Trọng Hiếu

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]