Cách dạy con thông minh theo phương pháp của Nhật

Giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi là khoảng thời gian trẻ phát triển rất nhanh về nhận thức. Đây là lúc mẹ nên áp dụng cách dạy con theo phương pháp của Nhật.

15.5706
  • 1

    Phát triển toàn diện các kỹ năng

    2 tuổi là lúc trẻ bước vào thời kì tự lập. Cái gì bé cũng không khiến bố mẹ làm hộ, mà rất muốn học cách tự làm lấy. 2 tuổi, trẻ không có giờ phút nào ngồi yên, lúc nào cũng phải hoạt động, như những vận động viên chuyên nghiệp. Giai đoạn này mẹ không nên gò bó trẻ bởi điều này rất dễ gây tâm lý phản kháng. Lúc này muốn phát huy trí thông minh của trẻ, mẹ cần chú ý toàn diện các kỹ năng Vận động- Ngôn ngữ- Kỹ năng cơ bản.

  • 2

    Cho trẻ vận động nhiều, đi bộ nhiều

    Theo phương pháp dạy con kiểu Nhật, trẻ được khoảng 1 tuổi rưỡi cần phải cho đi bộ với khoảng cách dài nhất có thể được. Nếu các mẹ cứ cõng, bế, ngồi xe đẩy, xe hơi thì sẽ đánh mất khả năng đi bộ. Còn trẻ 2 tuổi muốn hoạt động, luôn luôn có nhu cầu vận động chân tay, cơ thể. Nếu đè nén ý muốn này nó sẽ bị ức chế. Còn nếu biết phát huy ý muốn này, trẻ sẽ trở thành người có khả năng vận động rất tốt. Vì vậy mẹ hãy để trẻ đi bộ thật tốt khi được 2 tuổi. Đi bộ coi như bài rèn luyện hàng ngày, cũng là cách để trẻ có đầu óc thông minh hơn.

    Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ nên đi bộ trên đường bằng phẳng thì chưa hoàn hảo. Phải cho trẻ đi cả đường dốc, gập ghềnh, cầu một thanh, treo bậc thang lên xuống, trẻo bậc, nhảy bậc… Ngoài ra, mẹ có thể ném quả bóng cho lăn xa và bảo con chạy lấy quả bóng. Mới đầu trẻ sẽ chạy theo đường quả bóng lăn, sau đó sẽ quan sát hướng đến của quả bóng và chạy đến nhặt quả bóng bằng đường ngắn nhất. Đây là cách dạy con thông minh rất hay của mẹ Nhật.

    Cha mẹ nên cho con vận động nhiều khi còn nhỏ

  • 3

    Nhạy cảm với ngôn ngữ nhất trong cả cuộc đời

    2 tuổi là khoảng thời gian trẻ rất nhạy cảm với ngôn ngữ. Vì vậy, cha mẹ phải nói với trẻ bằng giọng chuẩn, như nói với người lớn. Ở độ tuổi này trò chơi ngôn ngữ  là thích hợp nhất với trẻ. Bạn có thể dạy con một số trò chơi ngôn ngữ để phát triển trí thông minh của con. Ví dụ như: hỏi con “Cái gì màu đỏ ở trong buồng tắm?”, hoặc bảo con nói tên những cái màu đỏ trong nhà mà con nhìn thấy.

    Khi con 2 tuổi, bạn nên cố gắng mua nhiều sách cho con. Theo cách dạy con của Nhật, mẹ không chỉ cho con xem tranh, mà cần đọc cho con nghe. Nếu con muốn, mỗi ngày đọc càng nhiều sách cho con càng tốt. Khi đó, mẹ sẽ xem được quyển nào hay để đọc lại, quyển nào chỉ đọc qua. Hãy đọc nhiều lần cuốn nào mà con thích. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đọc thơ cho trẻ nghe, đọc đi đọc lại để trẻ ghi nhớ và bập bẹ theo.

    Viện nghiên cứu ngôn ngữ quốc gia công bố rằng trẻ 2 tuổi rất thích những từ ngữ chỉ quan hệ nhân quả. Nói là quan hệ nhân quả thì tưởng như rất khó, nhưng thực ra lại đơn giản. Ví dụ như trẻ sờ vào lò sưởi nóng, bị bỏng tay. Thì nói với trẻ “Không được sờ vào lò sưởi đang bật. Vì sẽ bị bỏng mà”.

    Có nhiều bà mẹ hay nói với con “ Lò sưởi hư quá. Làm bỏng tay con của mẹ” hay một ví dụ khác là trẻ bị kẹp ngón tay vào cửa thì các mẹ hay nói “Cửa hư quá. Để mẹ mắng cửa nhé”. Nói như vậy khiến trẻ không thấy được quan hệ nhân quả đâu cả. Dẫn đến không nhập tâm được cách suy nghĩ sự việc một cách đúng đắn.

    Mẹ cần chú trọng phát triển khả năng ngôn ngữ của con khi 2 tuổi

    Thêm một ví dụ nữa, đứa trẻ có thể khóc vì quả bóng nó đang chơi bị lăn vào gậm giường không lấy ra được. Nhưng bà mẹ đang bận thì hỏi “Sao lại khóc? Nín đi” và dúi cho con một cái vào đầu. Đứa trẻ càng khóc to hơn. Rất nhiều trường hợp tương tự như vậy xảy ra, chính điều đó gây tổn thương cho trẻ, kìm hãm sự phát triển tính cách, tài năng của trẻ.

    Theo phương pháp dạy con của Nhật Bản, trong trường hợp này mẹ nên ân cần hỏi con tại sao khóc, nói với con như mình đang ở tâm trạng của con “Quả bóng lăn vào gậm giường không lấy ra được chứ gì? Nên con muốn mẹ lấy ra cho chứ gì?”. Đó mới là điều quan trọng. Như vậy trẻ sẽ nhớ được cách bày tỏ tâm trạng, và học được 1 điều “không khóc mà nói như thế thì mẹ sẽ làm cho như ý mình” chẳng hạn. Lần sau có như vậy thì trẻ sẽ nói được “Tại vì quả bóng lăn vào gầm giường”. Những từ chỉ quan hệ nhân quả như vậy càng phải dạy cho trẻ 2 tuổi càng nhiều càng tốt. Nó rất cần thiết cho việc phát triển năng lực tư duy sau này.

    Đồng thời, giai đoạn này mẹ nên để cho trẻ làm quen với mặt chữ, gọi là thời kì khơi dậy sự quan tâm đến chữ nghĩa của trẻ. 2 tuổi mà trẻ đọc được chữ là một điều cực kì tuyệt vời. Đi trên đường, hay đi bộ cũng hướng cho trẻ nhìn thấy biển hiệu ghi chữ gì, biển số ô tô có chữ số gì chẳng hạn. Để giúp con nhận mặt chữ từ sớm, mẹ có thể tham khảo bài viết: .

  • 4

    Làm thoả mãn ý muốn muốn làm những việc xung quanh của bé

    Trẻ 2 tuổi luôn có ý muốn làm giỏi những việc của mình. Điều này đạt đến đỉnh cao ở giai đoạn 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi, hơn nữa là khi được 3 tuổi rưỡi. Nắm bắt kịp thời và phát huy được ý muốn này chính là bí quyết dạy con thành người ưu tú. Rửa tay, buộc dây giầy, cài cúc áo. Những việc này dù có mất thời gian cũng phải để trẻ tự làm. Cha mẹ giành nhiều thời gian, chịu khó dạy con cách làm thì bây giờ có thể bận bịu nhưng sau này sẽ là những ngày vui.

    Theo cách dạy con của Nhật, trẻ được 2 tuổi nên để trẻ tham gia giúp việc nhà hết mức có thể. Lau bàn, lấy cái này, cất cái nọ, lau đĩa… tìm nhiều việc vừa sức để trẻ làm giúp. Trẻ làm xong phải được khen thật nhiều. Quan trọng hơn là phải củng cố lòng tự tin cho trẻ. Cho dù trẻ làm chưa giỏi cũng phải khen. Có vậy trẻ mới có tự tin, để lần sau làm giỏi hơn.

    Để trẻ nhớ được kĩ năng cơ bản, mẹ cần làm lại, sửa sai cái con đã làm trước mặt chúng là kiểu dạy con tồi tệ nhất. Đồng thời, mẹ cũng cần nhớ tuyệt đối không được chê bai trẻ trong bất cứ chuyện gì. Khi trẻ 2 tuổi hãy dạy trẻ biết sắp xếp gọn gàng. Kê giá kệ để đồ vừa tầm tay trẻ. Đồ chơi để chỗ dễ cất dễ lấy. Qui định chỗ để đồ chơi. Dán băng xanh đỏ vàng vào chỗ cất. Đồ chơi cũng dán màu tương ứng để khi cất màu nào vào màu nấy.

    Làm vậy thì trẻ 2 tuổi cũng biết cất đồ chơi  sau khi chơi. Việc dọn đồ chơi xong không phải là việc của mẹ. Hãy bắt đầu việc này bằng trò chơi mệnh lện. “Cất quả bóng này vào giá, rồi lấy búp bê để trên bàn ra đây cho mẹ” chẳng hạn. Chơi như vậy bé quen với việc dọn dẹp. Thời kì này phải dạy trẻ điều khiển đôi tay thật giỏi. Ở trẻ dùng tay không thạo hay có xu hướng năng lực phát triển chậm. Dùng đũa cũng phải dạy từ khi trẻ 2 tuổi.

    Cho trẻ chơi đất nặn. Không phải chỉ đưa hộp đất nặn cho con, muốn chơi gì thì chơi là xong. Mà phải đưa hình mẫu táo, dâu, chuối… cho con xem rồi hướng dẫn con nặn cho giống hình mẫu.. Chỗ lồi, chỗ lõm, chỗ tù, chỗ nhon… phải làm cho giống, mới là quan trọng. Những việc như vậy sẽ tạo cho trẻ tính quan sát tỉ mì và điều khiển đôi tay một cách khéo léo.

    Hãy dạy con các việc phù hợp với sức của trẻ

  • 5

    Thời kì phản kháng đầu tiên khi trẻ 2 tuổi- làm sao vượt qua?

    Được 2 tuổi, bước vào thời kì tự lập, trẻ muốn tách khỏi bố mẹ, tự làm việc này việc nọ. Việc gì cũng muốn tự làm. Vì vậy khi bị người lớn nói “không được” là trẻ phản kháng lập tức. Rồi khi trẻ định tự mình làm gì đấy mà không làm được cũng phát cáu lên. Nhiều trẻ có thói quen giậm chân, giãy nảy, lăn đùng ra đất ăn vạ. Đó là biểu hiện bất mãn khi trẻ định làm gì mà không làm được.

    Khi trẻ khóc, hãy đặt mình vào địa vị của trẻ, dạy cho trẻ cách nói diễn tả tâm trạng khó chịu lúc đó. Nếu chỉ có quát mắng “sao lại khóc” thôi thì không dễ dàng gì vượt qua thời kì 2 tuổi đáng sợ này. Lúc này, mẹ nên cố gắng diễn đạt cho con hiểu và cứng rắn rèn luyện những thói quen tốt cho trẻ.

  • 6

    Trẻ 2 tuổi là người có trí nhớ thiên tài

    Trẻ phát triển rất nhanh trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi. Và những gì trẻ học được trong thời gian này sẽ phản ánh thái độ học tập của chúng sau này. Giai đoạn này, nếu dạy trẻ những điều cơ bản suôn sẻ thì trẻ sẽ thành những con người rất sáng dạ, thông minh. Còn không dạy dỗ gì, cứ để trẻ tự nhiên chơi không thôi sẽ để khả năng ưu việt vốn có của mọi em bé biến mất lúc nào không hay.

    Vì vậy, khi được 2 tuổi cần phải cho trẻ được rèn luyện trí nhớ càng nhiều càng tốt: Nhớ quốc kì của các nước, nhớ chủng loại xe ô tô, nhớ tên các ga tàu điện theo đúng thứ tự. Đó là những việc mẹ có thể dạy con, hoàn toàn có ích, không hề quá sức đối với trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo trò chơi đoán hộp. Mẹ đặt trước mặt trẻ 2 tuổi 10 cái hộp, trong 3 hộp có để đồ gì đó. Hãy cho trẻ đoán xem hộp nào có đồ. Không có trẻ 2 tuổi nào ngay từ đầu đã đoán đúng cả 3 cái hộp có đồ. Hãy làm thử từ 1 hộp trước.

    Cũng liên quan đến trí nhớ, cha mẹ phải dạy con khả năng quan sát. “ Cửa hàng vừa xem có bày bán cái gì”, chẳng hạn thế, để rèn cho trẻ khả năng nhớ được nhiều món đồ bày trong cửa hàng. Mẹ với con thi với nhau xem ai nhớ được nhiều hơn.

    Tư tưởng “Mới có 2 tuổi có nhớ được gì mấy đâu, thôi thì chờ đến khoảng 6 tuổi, lúc ấy biết nhớ rồi cho đi đây đó cũng được” là tư tưởng sai lầm, khiến năng lực vốn có của trẻ bị giảm sút. Mọi thể nghiệm khi trẻ đã hơn 6 tuổi- lúc này năng lực đã phát triển ở mức ổn định rồi- không tạo nên khả năng cơ bản quan trọng nào nữa. Các bậc cha mẹ nên biết rằng những thể nghiệm được thực hiện trong thời kì khả năng nhận thức đạt đỉnh cao nhất (2 tuổi) sẽ là những khả năng to lớn của trẻ sau này.

    Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm:

    >>

    >>

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]