Cách nhận diện bé đang bị đau

Khi trẻ có biểu hiện như khóc, mặt nhăn nhó, ít vận động…nhiều bố mẹ nghĩ con làm nũng, muốn ôm ấp nhưng thực tế đây có thể là những dấu hiệu trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe.

15.5659

Ở mỗi độ tuổi, khi bị đau trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau mà bố mẹ nên chú ý.

Đối với trẻ sơ sinh      

Khóc luôn là cách để thể hiện tất cả nhu cầu cũng như tình trạng sức khỏe của sơ sinh. Khi trẻ bị đau hay có cảm giác khó chịu trong người, trẻ có thể:

Gào thét và khóc liên tục, thậm chí khi bạn cho bé bú sữa, thay tã hay ôm ấp mà bé vẫn khóc.

Rên rỉ, mắt nhăn nhó.

Nắm chặt bàn tay lại, cứng người.

Không chịu bú, không thể ngủ.

Đối với trẻ mới tập đi   

Giai đoạn này dù chưa nói rành nhưng trẻ có thể diễn tả được tình trạng đau với biểu hiện như:

Khóc, mặt nhăn nhó.

Người cứng nhắc, không chịu bò hay đi. Trở nên hung hăng.

Bồn chồn, không thể ngủ.

Đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và đi học cấp 1:

Lúc này, trẻ có thể diễn tả được nhiều hơn tình trạng đau. Tuy nhiên, có trẻ sẽ giấu vì sợ phải đi bác sĩ và uống thuốc. Các mẹ nên để ý những dấu hiệu sau:

Mặt nhăn nhó, hay khóc.

Làm biếng vận động.

Bồn chốn, hay cáu gắt.

Khó ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn.

Cha mẹ nên làm gì?

Báo cho bác sĩ nếu thấy tình trạng đau ở trẻ không kiểm soát được. Trẻ con thường rất sợ chích hoặc uống thuốc. Do vậy, khi cho trẻ uống thuốc, bạn nên khen ngợi trẻ.

Những cơn đau do bệnh mạn tính gây ra thường kéo dài và khó hết. Cha mẹ nên giúp trẻ học cách thích nghi với những cơn đau này.

Dấu hiệu bệnh thường gặp

Bố mẹ nên lưu ý các biểu hiện sau ở trẻ:

Đau bụng cấp: Cơn đau xảy ra đột ngột có thể do nhiễm virus hoặc viêm ruột thừa. Nếu vị trí đau nằm bên phải của rốn và đi kèm với buồn nôn có thể bị viêm ruột thừa.

Đau đầu: Cơn đau xảy ra do nhiễm siêu vi hay nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm trùng tai, cảm cúng, dị ứng, viêm xoang, viêm họng). Hoặc do áp lực trong việc học, do chấn thương nhẹ ở đầu. Nếu trẻ cảm giác đau đầu dữ dội kèm theo triệu chứng buồn nôn, ói mửa, đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh thì đó là dấu hiệu của bệnh đau nửa đầu.

Đau ngực: Có thể do căng cơ, thường xảy ra sau khi trẻ bắt đầu chơi môn thể thao mới, tăng hoạt động thể chất. Đau ngực sau chấn thương có thể là do xương sườn bị gãy. Nếu đau kéo dài thì khả năng trẻ bị bệnh hen suyễn hoặc bị nhiễm trùng, như viêm phổi.

AloBacsi.vn
Theo Tâm Nguyễn - Gia đình và Xã hội

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]