Cách phòng tránh siêu vi khuẩn kháng thuốc

(Đời sống)

0

Con người làm sinh sôi siêu vi khuẩn

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng khoa Dược lý, Học viện Quân Y 103, cho biết đây không phải là loại “siêu vi khuẩn” như cảnh báo mà cũng chỉ là một loại vi khuẩn tiết ra enzym NDM-1. Loại men này có thể kháng hầu hết loại thuốc kháng sinh, kể cả nhóm kháng sinh mạnh nhất là carbapenem.

Vi khuẩn kháng thuốc có trong môi trường

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Viện Trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết NDM-1 (New Delhi metallo-beta-lactamose) là một loại men của vi khuẩn tự bám vào các vi khuẩnVK khác như: K.pneumonia và E.Coli, những vi khuẩn chính thường gây bệnh viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh tiêu chảy, trong quá trình bị bệnh truyền nhiễm. Việc lạm dụng kháng sinh là một trong những nguyên nhân chính đẩy nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn đến tình trạng vô phương cứu chữa vì không đáp ứng kháng sinh đặc hiệu.

Tuy nhiên, không chỉ những người dùng kháng sinh mới có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc. Trên thực tế, theo tiến sĩ Hạnh, vi khuẩn mang sẵn tính kháng thuốc nên có thể nhiễm vào môi sinh, nguồn nước cũng như vào một loại thức ăn, thức uống nào đó.

Việc dùng thuốc phải tuân thủ tuyệt đối theo đơn của bác sĩ. Ảnh: M.Khang.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tính nhiễm vi khuẩn kháng thuốc như sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, không đúng cách, không tôn trọng liều lượng và thời gian trị liệu, cũng như không chịu uống cho thật hết số thuốc như bác sĩ đã kê toa. Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi thú y, canh nông và ngư nghiệp cũng góp phần không nhỏ trong sự hình thành của hiện tượng kháng kháng sinh ở người. Cuối cùng là vấn đề dùng các chất diệt khuẩn để chùi rửa quá thường xuyên, không đúng chỉ dẫn cũng có thể gây sản sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc.

Tăng cường sức đề kháng

Để phòng bệnh, cần tránh đi vào các bệnh viện hay thăm các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nếu không cần thiết, và nên tự bảo vệ mình bằng vệ sinh cá nhân. Cố gắng giữ sức khỏe để không bị mắc các bệnh truyền nhiễm bằng cách ngăn ngừa tất cả các đường vào của vi khuẩn hay các tác nhân gây bệnh khác như rửa mắt và mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý nhẹ (0,9%) khi tiếp xúc với mầm bệnh hay bệnh nhân. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong gia đình và môi trường xung quanh, ăn uống đảm bảo an toàn,… để tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể góp phần đối phó với khả năng lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Để hạn chế việcvi khuẩn  kháng lại thuốc kháng sinh, nên sử dụng kháng sinh hợp lý theo nguyên tắc: chỉ dùng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm khuẩn theo đơn của bác sĩ. Không dùng kháng sinh để điều trị bệnh do virus gây ra. Ở cơ sở y tế nào có điều kiện làm kháng sinh đồ thì nên dựa vào kết quả đó để lựa chọn kháng sinh phù hợp với từng loài vi khuẩn. Khi đã chọn được kháng sinh thì phải dùng đủ liều lượng và đúng thời gian.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]