Cách rặn đẻ: Đẻ thường khác đẻ không đau

Khi nghĩ về chuyện sinh đẻ, hầu hết các mẹ bầu đều lo lắng về cảm giác đau đớn do cơn co thắt gây ra, quan tâm về các dấu hiệu chuyển dạ và độ mở của cổ tử cung. Trong khi đó, giai đoạn thử hai trong quá trình sinh nở, rặn đẻ, lại rất ít khi được quan tâm.

15.6033

Khi cổ tử cung đã mở đủ rộng để đầu em bé lọt qua, lúc này, các cơn co thắt bắt đầu dữ dội hơn, kích cảm giác rặn đẻ ở mẹ bầu. Đó là điều sẽ hiển nhiên sẽ xảy ra với ca sinh thường không hỗ trợ. Tuy nhiên với phương pháp đẻ không đau, rất nhiều mẹ bầu không có cảm giác rặn. Điều này vô tình làm kéo dài quá trình sinh nở, đôi khi lại phải nhờ đến sự can thiệp của forcep, giác hút hoặc phải chuyển qua sinh mổ.

Cách rặn đẻ khi sinh thường và áp dụng gây tê màng cứng không hẳn là giống nhau

1/ Cách rặn đẻ thường

Đa số các mẹ bầu khi bước vào giai đoạn thứ 2 của chuyển dạ, đều có cảm giác muốn rặn đẻ. Vị trí của thai nhi lúc này nằm đè lên dây thần kinh Ferguson Plexus, tạo ra phản xạ Ferguson, thúc giục mẹ bầu phải rặn. Đôi khi, vẫn có trường hợp, bạn chịu đau đẻ nhưng không hề có cảm giác muốn rặn hay đẩy bé con ra. Thông thường, nguyên nhân là do tác dụng của thuốc gây tê ngoài màng cứng, khiến cơ thể mẹ bầu “vô cảm” với sự kích thích hay đau đớn.

Cách thở khi chuyển dạ cũng rất quan trọng, vì giúp giảm đau hiệu quả cho mẹ bầu. Đặc biệt, cách hít thở khi rặn nếu đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng sinh bé hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn giữ một hơi thật sâu để rặn, khoảng trong 10 nhịp đếm, trong suốt thời gian cơn co thắt diễn ra. Lúc này, diện mạo của mẹ bầu thường không được xinh đẹp cho lắm, bởi mắt lồi ra, mặt máy tím tái khi phải nhịn thở.

Liều thuốc giảm đau hoàn hảo khi vượt cạn Thở đúng giúp giảm đau cho mẹ bầu khi vượt cạn, đồng thời cũng giúp tăng lượng oxy cần thiết cho cả mẹ lẫn bé. Khi bị stress hoặc hoảng sợ lúc lâm bồn, hơi thở trở nên nhanh và nông, làm bạn mất kiểm soát và dần kiệt sức. Vì vậy, nắm rõ cách thở khi sinh sẽ hỗ trợ mẹ bầu sinh con dễ dàng hơn.

2/ Đẻ không đau ảnh hưởng thế nào đến cách rặn khi đẻ

Không thể phủ nhận điểm mạnh của thủ thuật gây tê ngoài cứng là giúp giảm đau đẻ cực kỳ tuyệt vời. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này, mẹ bầu cũng đang tự tăng các nguy cơ sau cho mình:

-Tăng nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau truyền qua tĩnh mạch, Pitocin.

-Tăng khả năng phải cần đến sự trợ giúp của forcep hoặc giác hút.

-Tầng sinh môn bị cắt “mạnh tay” hơn.

-Kéo dài thời gian rặn đẻ.

Tác dụng của thuốc gây tê ngoài màng cứng làm tê liệt các cơ ở âm đạo, vì vậy kéo dài thời gian ở giai đoạn thứ 2 của quá trình sinh nở. Đây cũng có thể là một điểm khá thuận lợi, vì nó tạo thêm thời gian cho mẹ bầu thư giãn trước sự tấn công ồ ạt của cơn gò mở tử cung trước đó. Đồng thời, thêm thời gian cho em bé xoay về vị trí thuận lợi nhất để chào đời.

3/ Thời gian rặn đẻ giới hạn khi đẻ không đau

Với mẹ bầu áp dụng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách rặn đẻ và cách hít thở để bé con ra đời an toàn. Vì vậy, bạn không phải quá lo lắng nếu không thấy mình xuất hiện cảm giác muốn đẩy con ra ngoài. Khi cả mẹ và bé đều phối hợp tốt với nhau, bạn không việc gì phải bận tâm. Nếu phát hiện thấy bất cứ nguy cơ nào gây hại đến mẹ bầu và thai nhi do thời gian rặn đẻ không hiệu quả, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cần thiết để giúp bé con ra ngoài, hoặc nếu cần phải mổ để bắt con.

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]