Cách sử dụng thuốc đau mắt đỏ cho trẻ an toàn

(VietQ.vn) - Theo hướng dẫn của Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ bị đau mắt đỏ có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ nhiều lần và một số loại thuốc khác.

29.8862

Chữa đau mắt đỏ 

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung, Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn: Nếu trẻ bị đau mắt đỏ có thể nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc dinh dưỡng giác mạc: Sanlein, acid amin Taurin, CB2...

Ngoài ra, có thể dùng khánh sinh để điều trị chống vi khuẩn bội nhiễm cùng: Nhỏ mắt Tobramcycin (Tobrex, Tobrin...), Oflocaxin (Oflovid, Quinovid...), Neomyxin...

Lưu ý, không được nhỏ thuốc có Corticoid cho bệnh nhân, không kiêng ăn uống gì.

Cần điều trị sốt, viêm mũi, họng cấp.

Bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Cần đề phòng biến chứng viêm giác mạc, có thể ảnh hưởng đến thị lực nếu không điều trị đúng cách, kéo dài thời gian bị bệnh.

Khuyến cáo của Khoa hồi sức, Bệnh viện Nhi đồng 2, khi bị đau mắt đỏ cần chú ý:

- Giữ vệ sinh sạch sẽ, đi đường đeo kính, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý (Natrichlorua 9‰)

- Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và đặc biệt phải rửa tay kỹ trước khi sờ vào vùng mắt mũi.

- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt.

- Khi bị bệnh phải có ý thức phòng lây nhiễm cho người khác: dùng riêng khăn, đeo kính và khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người, rửa tay trước khi dùng đồ vật chung.

- Khi có người trong gia đình bị bệnh cần cách ly.

- Nên đến khám ở các cơ sở y tế.

- Không tự ý mua thuốc để nhỏ mắt.
- Điều trị thuốc theo toa, dinh dưỡng, bổ sung vitamin nhóm B, C.

Dấu hiệu nên đi khám bệnh đau mắt đỏ:

- Ngứa, cộm, chói, đau nhức, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và tiết nhiều dử(ghèn) mắt màu vàng hoặc vàng xanh đọng thành cục rất dính nên bệnh nhân có thể bị dính hai mi mắt vào buổi sáng.

- Thường bắt đầu từ một mắt rồi lây sang mắt còn lại sau vài ngày.

- Mi mắt sưng nề, kết mạc phù nề, xuất huyết dưới kết mạc.

- Khó nhìn nhưng không giảm thị lực.

- Có thể sốt nhẹ, sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ…

BÀI ĐÁNG QUAN TÂM:

 


Mỹ Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]