Cách xử lí trẻ tắt mắt

Khi biết trẻ 'cầm nhầm' đồ của người khác, bạn đừng vội lớn tiếng với trẻ mà cần tế nhị để không làm trẻ tổn thương. Để xử lý trẻ 'tắt mắt', bạn nên: a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6014
  • 1

    Cho bé cơ hội giải thích

    Khi phát hiện trẻ lấy trộm đồ bạn hãy khéo léo hỏi trẻ chuyện gì đang xảy ra và tại sao trẻ lại hành động như thế. Hãy cho con bạn một cơ hội để giải thích lý do

  • 2

     Giữ bình tĩnh

    Có bé sẽ trung thực trả lời ngay lý do lấy trộm đồ là vì quá thích và không ý thức được đó là ăn trộm ( trường hợp với bé dưới 4 tuổi), nhưng có bé khôn lanh hơn sẽ lảng tránh vấn đề… Dù bất kỳ trường hợp nào bạn cũng nên giữ thái độ bình tĩnh để lắng nghe trẻ. Nếu bạn kết tội hay đe dọa sẽ càng khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, tâm lý lo sợ sẽ khiến trẻ càng vòng vo, cố gắng để chối bay chối biến việc làm của mình.


    Khi phát hiện trẻ lấy trộm đồ, hãy cho trẻ cơ hội để giải thích.

  • 3

    Giúp con sửa chữa sai lầm

    Nếu trẻ lấy trộm thứ gì đó của người ngoài, bạn cần nghiêm khắc yêu cầu trẻ trả lại. Đề nghị bé xin lỗi chủ nhân của món đồ và hứa không bao giờ tái phạm. Có thể trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ vì hành động của mình. Vì vậy, bạn nên đi cùng trẻ.

  • 4

    Ngụ ý hình phạt cho những kẻ trộm đồ

    Với trẻ từ 5 – 8 tuổi, chúng đã nhận thức được thế nào là công bằng và bất công. Vì vậy, bạn có thể nói với trẻ một cách khéo léo rằng, lấy đồ của người khác là việc làm xấu, con có thể bị bạn bè xa lánh vì hành động này… Đồng thời đưa cho con một cảnh báo rằng nếu hành động của bé tái diễn, bé sẽ lãnh những hình phạt nặng hơn.

  • 5

    Dạy trẻ kiềm chế ham muốn

    Không quá lạ khi trẻ nhìn thấy một món đồ và thích ngay, muốn sở hữu ngay. Vì vậy, khi thấy trẻ để ý một món đồ nào đó nếu bạn thấy chưa cần thiết hay không mua cho trẻ thì có thể khuyến khích trẻ rằng: “con sẽ có được món đồ đó, nếu con được điểm 10 môn toán’, hay “mẹ sẽ mua món đồ trừ phi con ngoan’…Dạy trẻ biết rằng không phải tất cả những thứ mà chúng thích đều có được.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]