Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh

Trẻ từ khi sinh ra đến 30 ngày được gọi là sơ sinh. Trẻ sinh ra đủ tháng khi tuổi thai từ đủ 37 t

15.6091

Đảm bảo điều kiện môi trường tốt cho trẻ


Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định nhưng ngay sau khi ra đời, trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ môi trường thấp hơn. Do vậy, trẻ sơ sinh cần được giữ ấm. Phòng trẻ nằm phải ấm (28 - 30 độ C), thoáng, không có gió lùa.

Mẹ và bé nên tắm nắng sáng sớm mỗi ngày khoảng 15-20 phút. Tắm nắng không những giúp trẻ có vitamin D để hấp thu tốt canxi trong sữa mà còn giúp nhanh chóng giảm vàng da. Các dụng cụ dùng cho trẻ như: thìa, cốc, bình sữa... phải rửa thật sạch, luộc nước sôi trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh. Tã lót, quần áo, mũ, bao tay chân... của trẻ cần phải được giặt sạch phơi dưới nắng.

Vệ sinh cơ thể cho trẻ


Tắm là một trong những cách chăm sóc đơn giản nhất ngay từ khi bé cất tiếng khóc chào đời. Chuẩn bị cho bé một chậu tắm bằng nhựa, một ghế gập nhỏ bằng vải xốp để đặt bé khi tay mẹ mỏi.

Nước cho bé tắm dù mùa hè hay mùa đông nên duy trì ở nhiệt độ 370 C, nếu nước nóng quá sẽ gây ra các vết bỏng rát trên da bé, mẹ dùng lòng bàn tay xoa nhẹ. Chú ý, các khăn tắm phải sạch sẽ, nếu không đó sẽ là nơi cung cấp mầm gây bệnh kí sinh.

Đối với tóc, cần dùng dầu gội hàng ngày trong 4 tháng đầu tiên để nhằm loại bỏ lớp da cáy. Xoa nhẹ nhàng đầu bằng dầu thích hợp rồi dùng vòi nước hoa sen có nước ấm hay dùng cốc nhựa dội thật nhẹ, từ từ lên đầu bé.

Cuối cùng, khi mọi thủ tục đã hoàn tất, quấn bé vào trong khăn tắm mềm, lau sạch mọi kẽ da để sự ẩm ướt không lưu lại, tấn công làn da nhạy cảm của bé.

Cơ quan sinh dục của bé cũng cần được chăm sóc kĩ lưỡng. Đối với một bé gái, sử dụng miếng gạc hay vải cô-tông ướt không có xà phòng vệ sinh trong mọi nếp gấp (kể cả những mép âm đạo) và theo hướng từ âm hộ xuống hậu môn.

Đối với bé trai, rửa sạch với một miếng gạc giấy hay vải côt-tông ướt không xà phòng làm sạch dương vật cũng như phần đầu của quy đầu, khi tiến hành phải thật nhẹ nhàng, tránh vén bao quy đầu khi bé chưa được 4 tháng tuổi. Trong trường hợp có những nốt đỏ, chầy xước, hãy dùng thuốc mỡ hay nước rửa vệ sinh để bảo vệ và làm dịu các biểu bì ở mông.

Việc thay quần áo cho bé phải thực hiện 6-10 lần/ngày trong những tháng đầu tiên với các thao tác thuần thục. Tã lót cần thiết phải được chuẩn bị đầy đủ. Đặt nhẹ nhàng bé nằm duỗi thẳng trên giường hay bàn quấn tã, ở dưới lót một khăn vệ sinh sạch. Mở từng lớp tã, đầu tiên là vệ sinh phần mông rồi gấp tã lại đặt dưới mông.

Cuống rốn sẽ tự rụng trong khoảng 5 - 15 ngày. Rất nhiều bác sỹ khuyên các bà mẹ chú ý vệ sinh đến vùng nhạy cảm này (bôi iodine ở phần cuối của cuống rốn), luôn để thoáng khí để cuống rụng nhanh. Chú ý khi quấn tã không động đến vùng này. Khi cuống rốn rụng, vết sẹo nhỏ sẽ nhanh chóng liền lại. Nhưng khi thấy có các biểu hiện bất thường như cuống tấy đỏ, có mủ thì cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Khi mới sinh, đôi mắt của bé rất yếu ớt, lông mi thường bị dính vào buổi sáng. Dùng một miếng gạc (bông) tiệt trùng tẩm nước muối muối sinh lý 90/00 để lau sạch mắt cho bé, mỗi bên một miếng riêng biệt. Bắt đầu từ vùng sạch nhất để tránh dây ghèn mắt ra các khu vực khác.

Bạn đừng quá lo lắng khi thấy ghèn mắt màu trắng, đôi khi có kèm với ít máu, đó không phải là triệu trứng của nhiễm trùng. Nguyên nhân là do việc giảm progesteron lấy từ cơ thể mẹ khi còn trong bụng mẹ nên chúng sẽ tự biến mất. Để yên tâm hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa

Thường xuyên lau mũi cho bé bằng những miếng bông nhỏ khử trùng, tẩm nước muối sinh lý 90/00 (mỗi bên lỗ tai dùng một miếng bông vệ sinh riêng). Hết sức cẩn thận khi đưa miếng bông vào sâu trong cánh mũi, ngoáy thật nhẹ để lấy hết các chất nhớt. Các bé không hề thích thú với hành động này đâu.

Đối với tai, không được sử dụng các dụng cụ cứng và có đầu nhọn để làm sạch vành và lỗ tai. Chọn một que tăm bông nhỏ, làm thật khéo, nhẹ nhàng để không làm thủng màng nhĩ của bé. Khi thao tác, bạn cần giữ đầu của bé thật chắc để tránh bé ngọ nguậy, khiến việc vệ sinh không an toàn.

Kiểm tra tình trạng móng tay của bé nhiều lần trong tuần và chỉ khi bé tròn 1 tháng tuổi thì mới được cắt móng tay. Nếu chúng quá dài hay gãy thì cần sửa móng tay của bé ngay. Sử dụng những chiếc bấm móng tay thật sắc, đầu tròn phù hợp, tránh để lại những miếng mẩu móng tay thừa ở hai bên móng, đó có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm và đặc biệt không nên cắt móng tay quá ngắn.

Dinh dưỡng cho mẹ và bé

Nên cho trẻ nằm cùng mẹ và cho bú càng sớm càng tốt. Trong vòng 30 phút sau sinh nên cho trẻ bú mẹ để tận dụng nguồn sữa non và các chất kháng khuẩn. Cho trẻ bú đúng tư thế sẽ giúp mẹ tiết nhiều sữa cho con. Người mẹ bế trẻ sao cho: Tư thế đầu và thân trẻ thẳng hàng, bụng trẻ áp sát bụng mẹ, mũi trẻ đối diện bầu vú mẹ, tay mẹ nâng đầu, vai và mông trẻ. Trẻ cần được bú nhiều lần trong ngày (ít nhất 8 lần), bú cả ban đêm. Người mẹ nên cho trẻ bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối, không để sữa còn lại trong bầu vú; cho trẻ bú đều cả 2 bên, bú hết bên này mới chuyển sang bên kia, lần sau đổi bên. Phần lớn trẻ sau khi bú dễ bị trớ hoặc nôn ra sữa vừa bú. Để giảm bớt nôn trớ, sau khi trẻ bú, bế trẻ đứng 5-10 phút, đến khi trẻ ợ hơi xong mới cho trẻ nằm. Khi trẻ mới bú xong, tránh các thao tác thay tã hay quần áo vì dễ làm trẻ ọc sữa.

Hiện nay, vẫn còn phổ biến tình trạng sản phụ phải ăn cơm với muối tiêu, thịt kho thật mặn, kiêng cữ canh, rau, trái cây. Điều này làm cho bà mẹ khó ăn uống, thiếu năng lượng, mệt mỏi, táo bón, thiếu canxi, trong khi cơ thể người mẹ cần dinh dưỡng để bù năng lượng đã mất do sinh nở và cho trẻ bú. Do vậy, các bà mẹ phải ăn uống đủ thành phần thịt, cá, trứng, rau, trái cây và uống sữa thêm, uống nhiều nước, chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Tiêm phòng cho con

Trẻ sinh ra đã có sự miễn dịch tự nhiên đối với một số căn bệnh truyền nhiễm bởi vì chất kháng thể từ mẹ được truyền sang con qua cuống rốn. Loại miễn dịch này chỉ mang tính tạm thời nhưng bé sẽ tự phát triển hệ miễn dịch của riêng mình để chống lại nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác. Bé được bú sữa mẹ sẽ nhận được kháng thể và enzyme trong sữa, giúp bảo vệ bé khỏi một số căn bệnh truyền nhiễm và dị ứng.

Sau khi sinh một thời gian rất ngắn, bé sẽ được tiêm phòng. Tiêm phòng viêm gan B sẽ được thực hiện 3 lần. Cũng có vaccine kết hợp được tiêm cho con ở lần thăm khám sau 2 tháng. Do đó, một số bé không hề được tiêm phòng cho đến tận khi 2 tháng tuổi.

Khi nào nên gọi bác sĩ?

Vấn đề nho nhỏ cũng có thể biến thành vấn đề to tát đối với các em bé mới sinh. Do đó, bạn nên gọi bác sĩ ngay khi có vấn đề gì lăn tăn. Một số vấn đề có thể gặp trong tháng đầu tiên:

* Tình trạng uể oải có thể khó phát hiện vì phần lớn trẻ sơ sinh đều ngủ rất nhiều. Nhưng nếu bạn nghi ngờ con bạn ngủ nhiều hơn những đứa trẻ bình thường thì hãy gọi cho bác sĩ. Đôi khi đây lại chính là dấu hiệu của bệnh.

* Vấn đề về mắt có thể gây ra do tắc đường ống của ống dẫn nước mắt. Đôi khi, nó gây ra dịch nhày kết lại ở mắt, khiến con không thể mở được mắt. Và sự tắc nghẽn này gây ra nhiễm trùng. Nếu bạn nghi ngờ có sự nhiễm trùng nào đó, như viêm kết mạc thì hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

* Sốt cao ở trẻ: Khi thân nhiệt của trẻ lên tới 38° C thì hãy gọi cho bác sĩ.

* Chảy nước mũi có thể khiến trẻ khó thở, đặc biệt là khi cho con ăn. Bạn có thể hút nước mũi giúp con dễ chịu hơn rồi gọi cho bác sĩ. Thậm chí cảm lạnh cũng có thể rất nguy hiểm đối với bé sơ sinh.

Chuỗi chương trình: Mẹ kể con nghe


Lavender tổng hợp


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]