Chăm sóc làn da bé sơ sinh

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên chăm sóc làn da bé theo phương pháp tự nhiên, càng dùng ít mỹ phẩm, hóa chất càng tránh được nguy cơ dị ứng da ở bé

15.613
Để làn da bé luôn khỏe mạnh, tươi tắn, bạn có thể tham khảo vài gợi ý từ Webmd.

Hướng dẫn chung

- Không cần thiếtdùng nhiều sữa tắm, kem xoa… cho bé trong tháng đầu tiên. Giai đoạn này, hệ thống miễn dịch ở bé vẫn trong giai đoạn hoàn thiện, vì vậy, bé rất dễ phản ứng với khi tiếp xúc với các loại mỹ phẩm.

Nếu anh (chị) bé có tiền sử dị ứng da, xuất hiện nhiều chứng bệnh về da, bạn càng nên lưu ý hơn.
- Thay bỉm, tã ngay sau khi bé làm bẩn: Môi trường ẩm ướt sẽ tạo cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn độc hại sinh sôi, nảy nở. Bạn nên chú ý thay bỉm, tã cho bé thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng nên giặt sạch, phơi khô các loại chăn, gối dành cho bé.

- Tránh tắm cho bé quá nhiều: Việc tắm cho bé quá nhiều lần trong ngày có thể phá hủy lớp dầu tự nhiên bảo vệ da bé. Kết quả là da bé sẽ trở nên yếu, giảm khả năng miễn dịch và dễ bị dị ứng.

Ảnh minh họa.



Một số chứng bệnh ngoài da thường gặp

1. Chàm bội nhiễm: Da bé xuất hiện vẩy đỏ ở đầu, mặt, khuỷu tay, đầu gối… Cách tốt nhất là luôn giữ cho làn da của bé được sạch sẽ và khô ráo. Nên hỏi ý kiến bác sĩ khoa nhi để tìm cách điều trị cho bé.

2. Rôm sảy: Bé xuất hiện những nốt nhỏ màu hồng, thường nằm dọc cơ thể.

Nguyên nhân: có thể do thời tiết nóng bức và độ ẩm cao cùng với tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển. Vì vậy, bạn nênmặc cho bé những bộ đồ rộng, thoáng, cho bé nằm trong phòng mát mẻ, thoáng khí. Vệ sinh làn da bé thật sạch sẽ và khô ráo.

3. Các nốt phồng rộp: Xuất hiện khi có sự cọ xát giữa quần áo và làn da của bé hoặc các vùng da bé cọ vào nhau.

Bạn không nên đóng bỉm hay mặc những trang phục quá bó chặt vào người bé. Đồng thời, bạn nên lưu ý luôn giữ da bé sạch và khô, có thể thoa phấn rôm hoặc kem chuyên dụng dành cho bé.

4. Hăm tã: Vùng háng, mông bé xuất hiện những đám mẩn đỏ, có thể khiến bé đau rát…

Hiện tượng này hay gặp ở các bé đóng bỉm, đeo tã liên tục suốt ngày đêm. Bạn cần lưu ý kiểm tra và thay tã, bỉm cho bé thường xuyên. Sau mỗi lần bé đi vệ sinh, bạn nên lau chùi vùng kín, vùng mông bé thật sạch sẽ và khô ráo. Có thể thoa một lượng phấn rôm vừa phải sau đó.

Chỉ nên rắc phấn rôm khi da bé hoàn toàn khô ráo, phấn rôm kết hợp với vùng da ẩm ướt sẽ khiến bé bị hăm hơn. Dùng các loại tã vải mỏng, mềm, thỉnh thoảng có thể cởi bỏ tã để vùng da ở mông bé được thoáng mát, dễ chịu.

Lưu ý: Nếu các chứng bệnh trên không có dấu hiệu suy giảm trong một khoảng thời gian, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có thể lựa chọn các sản phẩm ngoài da phù hợp với bé.
Theo Mẹ và bé
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]