Chế độ ăn cho người bệnh

Trong điều trị bệnh đái tháo đường (ÐTÐ), chế độ ăn giữ một vai trò rất quan trọng dù ở typ 1 hay typ 2.

15.6495

(SKDS) - Trong điều trị bệnh đái tháo đường (ÐTÐ), chế độ ăn giữ một vai trò rất quan trọng dù ở typ 1 hay typ 2. Ở nhiều bệnh nhân ÐTÐ typ 2 chỉ cần chế độ ăn thích hợp kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực cũng đủ kiểm soát tốt đường huyết, không cần phải dùng thuốc hạ đường huyết giai đoạn đầu của điều trị. 

Nguyên tắc

- Cần duy trì tình trạng dinh dưỡng thích hợp: để đảm bảo sức khoẻ tốt: đủ cân nặng so với chiều cao, sự phát triển tốt và duy trì tổ chức cơ của cơ thể.

- Duy trì cân bằng chuyển hoá, tránh các triệu chứng tăng đường máu và đường niệu.

- Ngăn ngừa các biến chứng.

- Các thức ăn cần tránh ăn nhiều trong bệnh ĐTĐ: thức ăn có glucid làm đường huyết tăng nhiều sau khi ăn; thức ăn có nhiều lipid dễ gây vữa xơ động mạch ở người ĐTĐ.

Vì thế, điều cơ bản trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ĐTĐ là phải hạn chế glucid để tránh đường huyết tăng sau khi ăn, và hạn chế lipid nhất là các acid béo bão hoà.

Do vậy: tất cả các bệnh nhân ĐTĐ, không kể ĐTĐ typ 2 hay typ1 đều phải tuân thủ chế độ ăn giảm glucid.

 Khoảng 10% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có đường huyết ổn định lâu dài hay tạm thời bằng chế độ ăn giảm glucid mà không cần dùng thuốc.

- Trong ĐTĐ không có một công thức tính chế độ ăn chung cho tất cả các bệnh nhân, vì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Người hiện đang béo hay gầy (để cần điều chỉnh cân nặng hợp lý), lao động thể lực hoặc không lao động, có biến chứng hay không và còn phụ thuộc vào kinh tế của từng bệnh nhân.

 Tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ
Bữa ăn trong ngày của bệnh nhân ÐTÐ

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày(theo tỷ lệ 1-1-3-1-3-1/10): Bữa sáng10%; Bữa phụ buổi sáng: 10%; Bữa trưa: 30%; Bữa phụ buổi chiều: 10%; Bữa tối: 30%; Bữa phụ  vào buổi tối: 10%. Chế độ ăn của người bệnh phải được chọn sao cho nó cung cấp cho cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải tính điều độ và hợp lý về giờ giấc. Nếu bệnh nhân có tiêm insulin, phải tính thời điểm lượng đường huyết tăng cao sau bữa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất.

Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng

Quan điểm hiện đại là cố gắng duy trì nếp sinh hoạt bình thường nhất có thể cho người ÐTÐ, vì vậy việc chia nhỏ bữa nếu tiện dụng trong sinh hoạt và là thói quen tốt thì vẫn nên thực hiện.
Nhu cầu năng lượng: Bệnh nhân ĐTĐ cũng có nhu cầu về năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu này tăng hay giảm  và thay đổi từ người này qua người khác. Tuy nhiên cũng có những điểm chung như: tuỳ theo tuổi: tuổi đang lớn cần nhiều năng lượng hơn người lớn tuổi; tuỳ theo loại công việc nặng hay nhẹ; tuỳ theo thể trạng béo hay gầy.

Chất béo: đặc biệt là acid béo bão hoà, dễ gây xơ vữa động mạch nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp nhiều năng lượng, vì vậy nên ăn các loại acid béo chưa bão hoà. Tỷ lệ lipid không nên quá 25-30% tổng số calo; trong đó chất béo bão hoà nên dưới 10%, phần còn lại là chất béo không bão hoà, acid béo không no một nối đôi 10-15%, acid béo không no nhiều nối đôi < 10%="" tổng="" năng="" lượng="" của="" khẩu="" phần.="" ít="" cholesterol,="" nên="" dưới="" 300mg/ngày.="" việc="" kiểm="" soát="" chất="" béo="" cũng="" giúp="" cho="" ngăn="" ngừa="" vữa="" xơ="" động="">

Chất đạm (Protein): Lượng protein lý tưởng là 0,8g/kg/ngày đối với người trưởng thành, trẻ nhỏ thay đổi tùy theo độ tuổi. Lưu ý rằng khẩu phần có lượng protein quá nhiều là không cần thiết và còn có hại đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong một số trường hợp đặc biệt, nên tăng lượng protein cùng với số năng lượng cũng được tăng thêm: phẫu thuật: 2-4g/kg thể trọng/ngày; có thai: thêm 6g/ngày; cho con bú: < 6="" tháng,="" thêm="" 15-20g/ngày;="">6 tháng 12-15g/ngày; vận động viên khi tập luyện: 1,2-1,5g/kg thể trọng/ngày. Ngoài protein động vật có thể dùng thêm nguồn protein thực vật.

Chất bột đường (Glucid): Tỷ lệ Glucid chấp nhận được là 50-60% tổng số năng lượng. Nên sử dụng các glucid phức hợp như gạo, khoai củ, hết sức hạn chế đường đơn như bánh kẹo, nước ngọt.

Người bệnh ĐTĐ cần đảm bảo đủ các yếu tố vi lượng (sắt, iot...), vitamin. Các loại này thường có trong  rau quả tươi. Nên ăn nhiều thức ăn có sợi xơ (cellulose) có nhiều trong vỏ trái cây, gạo không giã kỹ... có tác dụng chống táo bón, giảm tăng cường đường huyết, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn.

Phân phối năng lượng trong bữa ăn

 Quan điểm các nhà khoa học dinh dưỡng trước đây là nên phân phối năng lượng hợp lý bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, ít ra là 3 bữa ăn chính và có thể có từ 2 đến 3 bữa ăn phụ xen vào các bữa ăn chính. Mục đích là để tránh đường huyết tăng nhiều sau khi ăn. Nhưng quan điểm hiện đại là cố gắng duy trì nếp sinh hoạt bình thường nhất có thể cho người ĐTĐ, vì vậy việc chia nhỏ bữa nếu tiện dụng trong sinh hoạt và là thói quen tốt thì vẫn nên thực hiện. Đối với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm, dễ có xu hướng bị hạ đường huyết trong đêm, nên cho các bữa ăn phụ trước khi đi ngủ.

Đặc biệt với những trường hợp người bệnh ĐTĐ thích ăn đồ ngọt, có thể sử dụng các thức ăn ngọt có  “chất tạo vị ngọt”. Các chất này có đậm độ ngọt cao hơn nhiều lần so với đường thường dùng là sacaro; Các chất này không cung cấp thêm năng lượng, hoặc rất ít không đáng kể, và được dùng thay thế cho đường sacaro trong đồ uống và trong công nghiệp thực phẩm (bánh, kẹo, kem...). Nhưng lưu ý với liều cao, kéo dài có thể gây tác hại trên súc vật thí nghiệm: ung thư bàng quang, quái thai... Nếu chỉ dùng liều vừa phải, thì cho đến nay chưa có báo cáo ghi nhận gây tác hại trên bệnh nhân đái tháo đường.

Không cần kiêng muối Na, nhưng  không nên dùng > 6g/ngày. Ở người cao huyết áp không nên dùng quá 3g/ngày.

 BS. ThS. Phan Bích Nga

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]