Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh loãng xương

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương.

15.6089

Bệnh loãng xương là gì?

Chia sẻ trên Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, thạc sĩ, bác sĩ Bùi Hải Bình, Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh loãng xương là một trong những bệnh thường gặp nhất ở tuổi trên 50 tuổi do sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế. Các biểu hiện của loãng xương là đau dọc các xương dài, đau cột sống, gù vẹo cột sống, gãy xương…

Loãng xương là một tình trạng giảm khối lượng xương và tổn thương vi cấu trúc của mô xương gây hậu quả xương trở nên giòn và dẫn tới gãy xương.

Dấu hiệu của bệnh loãng xương

Tình trạng mất xương thường biểu hiện rất âm thầm, chỉ khi có trọng lượng xương mất đi 30 - 40% mới có biểu hiện trên lâm sàng như: đau dọc các xương dài, đau cột sống, gù vẹo cột sống, gãy xương, xẹp lún đốt sống…

Gãy xương là một biến chứng nặng nề của loãng xương, chúng không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn tổn hại về kinh tế, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, việc chẩn đoán sớm tình trạng loãng xương là rất quan trọng.

Nhưng người có yếu tố của loãng xương gồm: người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, cắt tử cung buồng trứng, tiểu sử bản thân và trong gia đình có người dễ bị gãy xương, nằm bất động kéo dài, trọng lượng cơ thể thấp, có bệnh lý mạn tính…

Người bệnh loãng xương nên ăn uống như thế nào?

BS Lê Thị Loan - BS Ngô Thị Hà Phương (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) tư vấn trên Báo điện tử Kiến thức, một chế độ ăn giàu thực phẩm kiềm (rau, quả) sẽ tốt cho xương của bạn. Chế độ ăn cần có chất béo để tăng cường hấp thu vitamin D. Sử dụng canxi mà không có vitamin D thì không thể làm tăng mật độ xương.

Nhu cầu canxi cần đảm bảo: Người lớn 1.000mg/ngày, >_ 50 tuổi: 1.300mg/ngày, phụ nữ có thai 1.200mg/ngày, phụ nữ cho con bú 1.000mg/ngày. Ngoài ra, cần đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa canxi và phốt pho (tốt nhất là 1,5 - 2).

Duy trì lượng canxi đầy đủ qua ăn uống là một biện pháp hữu hiệu, rất cần thiết cho việc ngăn ngừa tình trạng canxi thoát ra khỏi xương. Khi lượng canxi trong máu quá thấp, cơ thể lấy canxi từ xương và lượng canxi từ xương này không thể bù đắp lại được, mặc dù sau đó được cung cấp đầy đủ canxi từ thức ăn.

Nói chung, cần thiết phải tăng lượng canxi trong khẩu phần, nhất là trong thời kỳ tăng trưởng để mật độ xương đạt được mức cao nhất. Nguồn cung cấp canxi bao gồm: Sữa, phô mai, đậu phụ, các loại hạt, cá nhỏ có xương, tôm, tép, cua đồng... Tuy vậy, việc tiêu thụ quá nhiều canxi cũng không phải là tốt cho xương (< 2.500mg/ngày="" là="" mức="" an="">

Vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hóa và hấp thu canxi, phốt pho để cấu tạo xương. Vitamin D có rất ít trong thức ăn tự nhiên. Khoảng 80 - 90% nguồn vitamin D của cơ thể là do tổng hợp từ tiền chất vitamin D dưới da nhờ tác động của ánh nắng mặt trời, phần còn lại khoảng 10 - 20% được cung cấp từ thức ăn.

Các thực phẩm cung cấp vitamin D là trứng, dầu cá (cá hồi, cá mòi), sữa, ngũ cốc được bổ sung vitamin D... Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều sản phẩm chứa vitamin D cũng có thể làm suy yếu xương.

Ngoài ra, để tạo điều kiện tốt nhất cho xương trong mỗi bữa ăn cần có thêm các thực phẩm giàu Beta-carotene, vitamin C, magiê... Kết hợp tập thể dục buổi sáng, uống đủ nước, giảm các yếu tố căng thẳng, bỏ hút thuốc và hạn chế rượu, bia, caffein, ngăn ngừa té ngã.

Thuốc tham khảo

Chỉ định:
- Loãng xương có nguồn gốc khác nhau (mãn kinh, người lớn tuổi, điều trị bằng Corticosteroid, cắt dạ dày hoặc bất động).
- Phòng ngừa tình trạng giảm sự khoáng hóa xương ở giai đoạn tiền và hậu mãn kinh.
- Điều trị hỗ trợ trong còi xương và nhuyễn xương.

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]