Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh lao

Đối với người bị bệnh lao thì năng lượng nạp vào tùy theo thể trạng. Nếu gầy phải ăn nhiều để đạt chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 18,5. Nếu thể trạng bình thường thì năng lượng nạp vào không thay đổi.

0

Theo Lao động, người bị bệnh lao dễ bị chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng (kể cả các vi chất). Quá trình chuyển hóa cũng bị thay đổi theo chiều hướng tăng tiêu hao năng lượng và các chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân và thiếu dưỡng chất. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lao, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Bổ sung chất dinh dưỡng

Theo Phụ nữ thành phố HCM, hệ miễn dịch của bệnh nhân lao thường bị suy yếu nên tăng cường bổ sung dưỡng chất cho người bệnh là việc làm cần thiết, giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh và thời gian bình phục nhanh chóng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo bệnh nhân lao nên hấp thụ đủ một số dưỡng chất sau đây trong bữa ăn hàng ngày.

Kẽm: Cũng theo Lao động, do cơ chế hoạt động của các loại thuốc điều trị lao đã gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh, dẫn đến chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh nên bổ sung kẽm từ thịt bò, gan và hạt bí ngô, ngũ cốc, hạt hướng dương...

(Ảnh minh họa)

Vitamin A, E, C: Đây là những chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc, giúp da khỏe mạnh, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, chống ô-xy hóa nhưng những người bị bệnh lao lại dễ bị thiếu hụt. Có thể uống thuốc bổ sung hoặc ăn nhiều rau, quả, gan, thịt, cá biển….

Sắt: Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở người bệnh lao rất cao làm giảm sức đề kháng, dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, tim mạch. Cần ăn nhiều mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng...

Vitamin K, B6: Do người bệnh hấp thu kém, dễ gặp rối loạn tiêu hóa nên khả năng tổng hợp vitamin K giảm, gây trở ngại quá trình đông máu. Gan, rau xanh… nên được bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

Dùng thuốc điều trị lâu dài cũng làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B6 dễ gây viêm dây thần kinh ngoại biên, giảm miễn dịch. Ngoài uống vitamin B6 bổ sung, người bệnh nên ăn nhiều thịt lợn, đậu, đỗ, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt...

Món ăn cho người bệnh lao

Theo VTV, trong chế độ ăn dành cho bệnh nhân lao phổi, có những món ăn có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh.

Cháo bo bo - táo đỏ: Nếp vừa đủ, bo bo (ý dĩ) 30g, táo đỏ 8 quả, mỗi thứ riêng biệt rửa sạch, cùng cho vào nồi nấu cháo, ăn tùy ý.

Hồng khô trộn trứng gà: Quả hồng khô 20g, thái nhuyễn cho vào chén, đập vào 1 quả trứng gà, sau khi trộn đều hãm với nước sôi. Dùng ăn tùy ý, ngày 1 lần.

Canh cá chép nấu táo đỏ: Cá chép 1 con, cạo vảy bỏ nội tạng, rửa sạch; táo đỏ bỏ hột 10 quả, cùng với cá cho vào nồi thêm nước nấu canh. Ăn cá, táo, dùng canh, cách ngày 1 lần.

Râu bắp nấu mật ong: Râu bắp (râu ngô) 60g, mật ong 30g, cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 1 liều.

Nước vắt lê - củ sen - tỏi: Nước vắt quả lê 50ml, nước vắt củ sen 30ml, nước vắt tỏi 5ml, tất cả cùng trộn đều trong ly, một lần uống sạch, ngày 1 lần.

Nước cà chua - dầu cá: Nước vắt cà chua 1 ly, nhỏ vào dầu cá 15g, uống sau mỗi bữa ăn, dùng cho lao phổi thời kỳ hồi phục để tăng cường thể lực.

Ngoài ra có thể sử dụng một số món ăn thuốc như phổi lợn xào rau mã lan, thịt hến nấu hẹ... Phổi heo hầm hoa lựu: Hoa lựu trắng 30g, rửa sạch; phổi heo 30g, rửa sạch, ép ra nước và máu. Cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 2 lần. Tất cả đều rất tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân lao phổi.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Trên hệ miễn dịch: vitamin A giúp phát triển lách và tuyến ức là 2 cơ quan tạo ra lympho bào có vai trò miễn dịch của cơ thể,tăng tổng hợp các protein miễn dịch.

Tú Liên

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]