Cho trẻ đi bơi: Những lưu ý bố mẹ cần nắm chắc

Thường xuyên đưa trẻ đi bơi vào mùa hè là việc làm rất đáng khích lệ, tuy nhiên không phải ai cũng biết nên cho con đi bơi vào giờ nào, nên phòng tránh những điều gì để đảm bảo an toàn cho trẻ.

15.5897

Vào mùa hè, nhiều gia đình thường cho con đi bơi nhưng đi bơi và học bơi như thế nào, vào thời điểm nào cũng là việc các bậc phụ huynh cần phải cân nhắc để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Rỗi lúc nào cho con đi bơi lúc đó

Thực tế có không ít gia đình thường tranh thủ ngày cuối tuần hoặc bất cứ lúc nào nhàn rỗi để cho con đi tập bơi. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc cho con đi bơi như vậy là phản khoa học và không mang lại hiệu quả cao, đôi khi còn phản tác dụng. 

Không cho trẻ đi bơi vào khoảng thời gian giữa trưa hay khi trời còn nắng gắt 

Bác sỹ Vũ Thị Thu Thủy – Trưởng khoa Khám bệnh và Hồi sức Cấp cứu (Bệnh viện Thể thao Việt Nam) cho biết, thời gian lý tưởng để cho trẻ bơi lội vào buổi sáng từ 6h đến 8h sáng, còn buổi chiều là khoảng 17h đến 18h30 nếu bơi bể ngoài trời. Lý do là trong khoảng thời gian đó nước bể không bị nóng do ánh nắng mặt trời, cơ thể con người khi bơi lúc đó cũng không phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ánh nắng lúc này không còn gay gắt nữa.

“Các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ đi tắm vào khoảng thời gian giữa trưa hay khi trời còn nắng gắt, bởi khi đó không những cơ thể bị mất nước, kiệt sức mà còn dễ bị cảm nắng và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng đến sức khỏe”, BS Thủy trả lời trên Eva.vn

Chủ quan với tai nạn nước giật

Một sai lầm nữa mà nhiều trẻ em đi bơi hay mắc phải là tình trạng nước giật. Thậm chí có trẻ bị nước giật nhưng bố mẹ không biết bị làm sao. Đây là một dạng ngạt nước thường hay xảy ra (nước giật, sốc nước) do ngất khi tiếp xúc với nước. Điều đáng nói tai nạn này không chỉ xảy ra đối với người không biết bơi, mà nhiều người biết bơi nhưng chủ quan nên vẫn bị như thường.

Nguyên nhân xảy ra có thể là do chấn thương vì sức ép vào vùng thượng vị, nhãn cầu và vùng sinh dục. Đôi khi cũng xảy ra trong tình trạng người bơi gập hoặc ưỡn quá mức đốt sống cổ.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể do sốc nhiệt (do nhiệt độ tăng làm giảm mạch, giảm thể tích tuần hoàn) và nước giật (làm co mạch đột ngột, gây tăng đột ngột thể tích tuần hoàn về tim).

Khi đi bơi chúng ta phải tắm tráng (làm quen với nước) trước cho cơ thể thích ứng  

Cách đề phòng rất đơn giản là không nên đi bơi khi nhiệt độ ngoài trời quá cao. Điều đặc biệt lưu ý là khi đi tắm ở hồ bơi hay ngoài thiên nhiên chúng ta phải tắm tráng (làm quen với nước) trước cho cơ thể thích ứng sau đó mới hoạt động bơi lội. Nếu bỏ qua giai đoạn này, nhảy thẳng xuống vùng nước sâu rất dễ bị nước giật.


Nguồn: VTC News

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]