Theo báo điện tử VnMedia, tiểu đường (đái tháo đường) ở trẻ em còn gọi là tiểu đường tuyp 1, xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ insulin. Insulin là loại hormone (hoóc-môn) cho phép cơ thể sử dụng đường làm năng lượng.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em ngày càng tăng
Ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết tăng nhưng cơ thể không sử dụng được do thiếu hụt insulin.
Tiểu đường tuyp 1: tiểu đường phụ thuộc insulin, là loại tiểu đường chủ yếu hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường týp 1 cần điều trị bằng insuline thì mới có cơ hội sống.
Tiểu đường tuyp 2: thường gặp ở người lớn tuổi hơn (trên 40 tuổi) và thường gắn liền với tình trạng thừa cân. Những người này có khả năng sản xuất insulin nhưng insulin hoạt động không hiệu quả.Chế độ ăn và tập luyện có thể cải thiện đường huyết
Vì sao trẻ bị bệnh tiểu đường
Tiểu đường type 1 ở trẻ là bệnh có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế.
Đái tháo đường type 2 vốn thường gặp ở người lớn do liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng…, phải điều trị bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân.
Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đa phần trẻ mắc đái tháo đường type 2 ở nước ta thường gắn liền với chứng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng và chứng ăn uống thiếu điều độ gây nên.
Một phần nguyên nhân nữa là do nhận thức của người lớn. Nhiều người không nghĩ là con mình đang thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc bệnh đái thường đường type 2 cực cao.
Trong khi đó, việc điều trị bệnh cho trẻ đái tháo đường type 2 không hề đơn giản. Thông thường, người mắc đái tháo đường type 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt.
Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn thế nữa, với trẻ, việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ.
Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh đái tháo đường không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết. Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não. Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.
Dấu hiệu trẻ bị bệnh tiểu đường
- Đi tiểu thường xuyên
- Hay khát nước, uống nhiều nước
- Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân
- Mệt mỏi
- Thay đổi cảm xúc
Do vậy, việc chẩn đoán bệnh tiểu đường rất đơn giản. Nếu thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu (tìm glucose và xê-ton) và xét nghiệm máu (đánh giá lượng đường huyết).
Bình thường thì nước tiểu không chứa glucose, glucose chỉ có thể tràn vào nước tiểu khi lượng đường trong máu cao. Nếu còn nghi ngờ, có thể làm thêm một xét nghiệm máu nữa gọi là xét nghiệm dung nạp glucose.
Cách chữa bệnh tiểu đường ở trẻ
Theo báo Dân trí, việc chăm sóc bệnh tiểu đường ở trẻ thông thường được điều trị bởi bệnh viện hơn là bác sĩ đa khoa của họ.
Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường cần được điều trị insulin, cần được cung cấp insulin hằng ngày (tác dụng nhanh và chậm) và tăng lượng insulin theo tuổi. Thường trong những năm đầu sau khi chẩn đoán bị bệnh, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin. Đây được coi là thời kỳ đầu tiên của bệnh.
Cũng như điều trị insulin, điều chỉnh lượng đường glucose tốt và tránh “hypos” (giảm lượng đường trong máu) là rất quan trọng. Vì có nhiều loại bệnh tiểu đường phức tạp tăng thêm cùng với bệnh tiểu đường đang mắc phải trong thời gian dài mắc bệnh.
Thuốc tham khảo: Công dụng: - Trẻ biếng ăn, chậm phát triển, còi xương, suy dinh dưỡng. - Trẻ có sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh đường hô hấp. - Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch. |
Mỹ Linh
Theo GĐVN