Dấu hiệu và cách điều trị bệnh da liễu ở trẻ

15.5771

Da của bé thường mỏng và nhạy cảm hơn da người lớn. Do đó, chúng có thể thay đổi ngay lập tức từ đang khỏe mạnh sang các dấu hiệu không tốt như đỏ ửng, phồng rộp hay bị ngứa

1. Chàm

Dấu hiệu: Xuất hiện vùng sưng đỏ, khô và ở trên mặt, cổ và cánh tay.

Thủ phạm: Trên 20% trẻ bị mắc loại bệnh này. Vết chàm thường xuất hiện chỉ vài ngày sau khi trẻ chào đời. Nguyên nhân là do các chất gây dị ứng – hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ phản ứng với các chất kích ứng bằng cách phát ban.

Biện pháp: Bôi kem dưỡng da phù hợp lên vùng da bị khô, có thể bôi lại trong ngày nếu cần thiết. Có rất nhiều toa thuốc chữa trị bệnh chàm, do đó, hãy gặp bác sĩ để tìm ra phương thuốc phù hợp nhất cho bé. Có thể ban đầu, phương thuốc chưa thật hiệu quả, bác sĩ cũng có thể theo dõi trẻ để phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ khác vì trẻ bị chàm thường có khả năng mắc bệnh hen suyễn và dị ứng. Tin tốt là, vết chàm thường giảm dần và biến mất khi trẻ lên hai hoặc ba và có thể biến mất hoàn toàn khi trưởng thành.

2. Mụn

Dấu hiệu: Những vết sưng nhỏ trên má, cằm và tránh

Thủ phạm: Khoảng 20% trẻ sơ sinh cũng bị mụn. Nguyên nhân có thể là do tiếp xúc với các hormone từ khi còn trong bụng mẹ, điều này kích thích tạo ra dầu dư thừa trên da trẻ và làm tắc lỗ chân lông. Nhiều trẻ sinh ra đã mắc bệnh, nhưng nhiều ra phải đến khoảng hai hoặc bốn tuần tuổi mới bị. Các bé trai thường dễ bị mụn hơn bé gái.

Biện pháp: Hầu hết mụn sẽ tự biến mất trong vài tuần. Nếu không, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

3. Phát ban nhiệt

Dấu hiệu: Những vết sưng đỏ li ti (thậm chí là phồng rộp) ở đầu, cổ, thân trên, háng hoặc nách.

Thủ phạm: Khả năng những dấu hiệu này xuất hiện rất cao vào mùa hè, đặc biệt với trẻ được khoảng một tháng tuổi. Còn được biết đến với tên gọi nổi rôm, bệnh xảy ra khi ống dẫn mồ hôi của trẻ bị chặn, giữ mồ hôi dưới da. Vùng da bị kích ứng sẽ tiếp tục bị tác động khi cọ xát với vải.

Biện pháp: Làm mát cho trẻ bằng cách tắm gội hoặc đi lại trong nhà để máy lạnh làm cho vết phồng biến mất. Nếu vết phồng còn đi kèm với sốt cao, hãy liên hệ với bác sĩ để ngăn chặn kiệt sức vì quá nóng. Để phòng tránh, hãy làm theo những bước tương tự như khi phòng tránh cháy nắng: Đặt nơi chơi đùa ở bóng mát, cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hoặc buổi tối, tránh những giờ nắng đỉnh điểm (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều) và luôn mặc các loại vải nhẹ, thoáng mát (100% cotton là lý tưởng nhất).

4. Viêm da

 Dấu hiệu: Da nhờn, da đầu trẻ bị gàu và thường tiến đến tạo ra một lớp vàng ở da dầu.

Thủ phạm: Rất có thể căn bệnh này là do hormone của mẹ truyền sang bé từ trong tử cung. Các hormone hoạt động trên tuyến bã nhờ của da đầu, là da đầu bị quá nhiều dầu, giữ lại các mảng da chết.

Biện pháp: Vùng da bị viêm thường sẽ tự động hết sau vài tuần hoặc vài tháng, tuy nhiên sẽ để lại sẹo. May mắn là ta có thể thực hiện một số biện pháp để thúc đẩy quá trình phục hồi. Nhẹ nhàng mát-xa trẻ hoặc bôi dầu thực vật lên da đầu để nó làm mềm lớp vảy còn sót lại, sau đó dùng lược chải tóc của trẻ hoặc lược lông mềm, cẩn thận loại bỏ các mảng da bị bong ra.

5. Hăm tã

 Dấu hiệu: Trên mông của trẻ xuất hiện các vết phồng đỏ.

Thủ phạm: Nguyên nhân chủ yếu nhất là do để tã ướt quá lâu. Bệnh thường xảy ra với trẻ từ 8-10 tháng tuổi, và đi kèm là nhiễm trùng nấm.

Biện pháp: Bôi kem có chứa oxit kẽm để tạo thành lớp bảo vệ da trẻ với tã và làm dịu vết kích ứng. Luôn thay tã ngay khi bạn dể ý tã bị ướt, dù rằng sẽ phải thay rất nhiều tã. Bất cứ khi nào có thể, hãy cho trẻ không dùng tã vài phút để vùng mông hoàn toàn khô thoáng.

6. Bệnh Milia

Dấu hiệu: Xuất hiện các vết sưng màu trắng dọc theo má, mũi hoặc cằm.

Thủ phạm: Hiện nguyên nhân chính xác vẫn chưa được tìm ra, nhưng những u nang nhỏ này thường xuất khiện khi tế bào da chết bị chặn gần bề mặt da. Đây là bệnh vô hại xảy ra với một nửa số trẻ sơ sinh và thường biến mất sau vài tuần.

Biện pháp: Tránh cọ sát vì có thể gây ra sẹo trên da trẻ.

BACSI.com (Theo Sachyte)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]