Dạy bé tập nói và những điều mẹ cần tránh

Dạy bé tập nói đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Mẹ có thể dạy trẻ nói bằng những cách đơn giản như nói chuyện, hát và đọc sách...

15.6522

Bí quyết dạy bé tập nói sớm

1. Đối thoại với bé

Hãy trò chuyện thường xuyên cùng bé. Trong lúc nói, nhớ để cho bé thấy khuôn mặt và đôi môi của bạn. Nhìn vào mắt con và nói với bé bất cứ khi nào bạn thay tã, cho con uống sữa hay đưa bé đi dạo.

Hãy nói chuyện với con như thể cả hai là bạn, cho bé biết kế hoạch của bạn, chỉ cho bé thấy món hàng bạn thích trong trung tâm thương mai, hỏi bé những câu hỏi. Bé sẽ học được cách bạn biến tấu từ ngữ, giọng điệu và đáp lại theo cách của riêng bé.

2. Hát cho bé nghe

Trẻ nhỏ thích âm nhạc, và dù bạn chọn rock, rap hay dân ca thì bé vẫn hào hứng hưởng ứng. Hãy hát một bài hát mỗi khi bạn dỗ dành bé, dần dần bé sẽ cảm thấy bình yên mỗi khi bạn cất lời. Đặc biệt, khi bạn đang bận chân bận tay và không thể bế con ngay lập tức, cách hát để xoa dịu này rất hữu ích.

3. Đọc sách cho bé

Chọn những quyển sách hình có màu sắc rực rỡ và độ tương phản cao và đọc cho bé mỗi khi bạn có thể. Bé rất thích nghe giọng của bạn và nhìn vào những hình ảnh minh họa, đồng thời đưa tay ra chạm vào những hình mà bé thích.

4. Đọc tên các bộ phận trên cơ thể

Mỗi khi bạn chạm vào một bộ phận cơ thể của bé, hãy đọc tên của bộ phận đó. Nhớ dùng giọng điệu biểu cảm nhé.

5. Đọc tên đồ vật

Bạn có thể đọc tên tất cả mọi sự vật, sự việc xung quanh bé: cái bàn, cái giường, cái ghế, búp bê, xe, gương. Thêm vào đó cả tên những người thân xung quanh: mẹ, bố, cô, chú, anh, chị…

6. Dùng trí tưởng tượng

Hãy kể những câu chuyện cho bé nghe. Bạn có thể tự sáng tác ra những câu chuyện rất đơn giản, nhưng chỉ cần nghe giọng bạn là bé sẽ rất thích thú lắng nghe.

7. Dành cho bé những khoảng không tĩnh lặng

Đó là khi bạn tắt hết TV, loa đài và chỉ tập trung vào việc giao tiếp với con. Bé sẽ học được cách lắng nghe và biết cách tập trung vào điều bạn nói.

8. Khuyến khích bé nói

Ở lứa tuổi này, bé đã có thể nói được những âm thanh bập bẹ, và bạn cần khuyến khích con nói nhiều hơn. Khi bé bật ra một âm thanh nào đó, bạn hãy đáp lại đồng thời mỉm cười với bé. Đây là bước đầu tiên của quá trình giao tiếp.

Song song, bạn có thể chơi những trò chơi như “hú-hà” để bé cảm nhận được sự thay đổi giọng điệu và nét mặt. Những nhạc cụ như lục lạc hay chuông cũng rất hữu ích trong giai đoạn này. Hãy chơi những trò chơi có thể đoán trước để bé có thể dự đoán chuyện gì sắp xảy ra.

Khuyến khích bé yêu cầu thêm. Ví dụ, bạn lắc lục lạc và khi bé quan tâm, bạn hãy chờ để bé phát ra một âm thanh nào đó như “ư ư” để đòi bạn lắc thêm một lần nữa.

Là cha mẹ, việc chơi và nói chuyện cùng con sẽ tạo ra tác dụng rất lớn trong cả quá trình phát triển của bé. Bằng cách thử vài ý tưởng đơn giản, bạn có thể tạo ra sự đóng góp lớn lao vào sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ của con.

Những điều cần tránh khi dạy bé tập nói

Giai đoạn bé tập nói là giai đoạn bé rất dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của những người xung quanh, chính bởi vậy bạn cần chú ý những điều nói với trẻ ở giai đoạn này, không nên dạy bé nói một cách vô tội vạ, cần có sự chọn lọc từ ngữ một cách khoa học.

Khi dạy bé tập nói, bạn cần tránh những điều dưới đây:

Lặp lại lỗi phát âm sai của bé

Khi mới tập nói bé thường hay phát âm ngọng, có những lỗi sai rất ngộ nghĩnh và đáng yêu nên nhiều người vô thức lặp lại và cảm thấy thích thú về điều này. Tuy nhiên khi đó bạn đã vô tình khiến bé càng nói ngọng hơn, việc sửa lỗi cũng sẽ khó hơn.

Chính bởi vậy, bạn cần tránh điều này, mội khi trò chuyện với trẻ cần cố gắng phát âm thật chuẩn để bé học tập và lặp lại.

Trợ giúp bé quá nhanh

Bạn hãy tạo cơ hội cho trẻ được tập nói thông qua những sinh hoạt hàng ngày. Nếu bé nhà bạn chỉ tay vào bình nước mà chưa phát âm được ngay, đừng vội lấy cho trẻ mà hãy để trẻ cố nhớ và tự phát âm thành tiếng. Cách này giúp bé tập nói nhanh hơn.

Dạy bé trả treo

Nên đọc

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, khi nói chuyện về một vấn đề, thường cố ý nói sai để bé cãi lại để kích thích trí thông minh và nhanh nhạy phản ứng của trẻ, tuy nhiên điều đó hoàn toàn sai lầm.

Ở giai đoạn dưới 3 tuổi nhận thức của bé còn chưa phát triển, ngôn ngữ của bé chỉ đơn giản là bắc chước người lớn, chứ chưa hề hiểu hết ý nghĩa của lời nói. Vì vậy, bạn nên chú ý cách cư xử, giao tiếp của mình để con học được những điều hay, đẹp.

Những từ ngữ không hay khi qua miệng con trẻ bi bô dù nghe dễ thương thế nào thì cũng cần chấn chỉnh, vì bạn không thể biết con có thể vận dụng thường xuyên và nhớ dai thế nào, để lâu về sau muốn sửa cũng không dễ.

Giải thích không thống nhất cho trẻ

Ở giai đoạn này trẻ thường rất tò mò về những điều xung quanh, trẻ có thể hỏi những điều hết sức ngu ngơ làm người lớn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên bạn nên giành thời gian để trả lời cặn kẽ và chính xác nhất cho trẻ, tránh việc mỗi lúc giải thích một kiểu làm mất lòng tin ở trẻ.

Trợ giúp bé quá nhanh

Chỉ cần thấy bé lấy tay chỉ bình nước là ngay lập tức bạn lấy nước cho bé uống. Việc đoán biết đúng ý muốn của con khiến các bà mẹ cảm thấy rất vui, tuy nhiên việc này đã tước mất cơ hội tập nói của bé, dễ khiến bé lười suy nghĩ và không chịu tìm cách biểu đạt mong muốn của mình bằng lời nói. Đây là những lỗi phổ biến của nhiều bậc cha mẹ.

Để tránh và khắc phục lỗi này, thay vì phản xạ nhanh trước những nhu cầu của bé, bạn hãy tìm cách khích lệ, động viên bé phát ra âm thanh, và dùng ngôn ngữ thể hiện mong muốn của mình.

Mỹ Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]