Nếu bạn có dự định ghé thăm Hải Dương thì những món ăn vặt nổi tiếng tại địa phương này mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn dưới đây chắc chắn sẽ làm thỏa lòng những thực khách dù là khó tính nhất.
Nên thử những món ăn vặt nào ở Hải Đường?
Bánh lòng Kinh Môn
Đã từ lâu, bánh lòng Kinh Môn đã trở thành thứ bánh đặc sản truyền thống ở đây. Để làm ra những khuôn bánh lòng thơm ngon, người làm bánh phải mất rất nhiều thời gian, công sức và khó mà thành công được nếu chỉ có một hai người tham gia. Chính bởi sự cầu kỳ, công phu mà ngày càng ít hộ gia đình trong hai xã An Phụ và An Sinh (thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương) còn tiếp tục làm.
|
Đặc sản bánh lòng Kinh Môn, Hải Dương |
Khác biệt với tất cả những loại bánh làm từ từ gạo khác như bánh cáy, chè lam,... bởi trong bánh lòng có vị ngọt dẻo bùi thơm, cay nhẹ của gừng, bỏng gạo nếp cái hoa vàng, lạc rang và đường quyện lại. Sản vật của vùng đất núi dù chưa được nhiều người biết đến nhưng chỉ cần thử một lần cũng khó có thể quên được.
Bánh đậu xanh
Nhắc đến Hải Dương, chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến món bánh đậu xanh nổi tiếng. Bánh được làm từ những nguyên liệu gần gũi với người nông dân: đậu xanh, đường tinh, mỡ lợn, tinh dầu hoa bưởi. Cái độc đáo, hấp dẫn của bánh nằm ở những công đoạn vô cùng tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người chế biến.
Tùy vào từng khẩu vị của mỗi người mà thực khách có thể chọn lựa bánh có độ ngọt khác nhau. Có loại bánh cho thêm bột đậu đỏ, hạt sen hay lạc nhân vào bánh. Bánh đậu xanh Hải Dương có vị thơm, bùi của đậu, chút ngầy ngậy mà không ngán của mỡ lợn, chút ngọt của đường kết tinh và mùi tinh dầu man mát của hoa bưởi, đã tạo nên nét độc đáo mà vô cùng quyến rũ cho loại bánh này.
Những món ăn vặt nào nổi tiếng ở Hải Dương?
Bánh gai Ninh Giang
Nhiều người chắc hẳn đã không còn lạ lẫm với món bánh gai làm từ bột nếp, đậu xanh, deo dẻo, thơm ngậy. Thế nhưng bánh gai Ninh Giang lại mang một hương vị rất riêng, đặc trưng của miền quê Hải Dương.
|
Những món ăn vặt nào nổi tiếng ở Hải Dương |
Khác biệt với bánh gai bà Thi ở Nam Định, bánh gai Ninh Giang lại có cách chế biến riêng khác. Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai đã được giã nhuyễn, ánh lên một sắc đen tuyền vô cùng hấp dẫn. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ, vừa xốp, vừa mịn. Thưởng thức bánh gai cũng phải có “nghệ thuật”, cắn từng miếng nhỏ để vị ngọt tan vào đầu lưỡi. Mùi thơm của lá gai thoang thoảng, tiếng sần sật của mứt bí và mỡ lợn khiến người ta phải chầm chậm nhâm nhi từng chút một.
Bánh đa gấc Kẻ Sặt
Khi đã đến Hải Dương thì bạn không thể bỏ qua bánh đa gấc Kẻ Sặt. Nguyên liệu làm bánh gồm những nguyên liệu giản dị như gạo, đường, vừng, lạc, dừa thái mỏng và hương vị gừng tươi. Bánh đa gia truyền có màu vàng óng nhưng hiện nay người ta còn cho thêm cả gấc để tạo màu đỏ hấp dẫn, vì vậy mới có tên là bánh đa gấc Kẻ Sặt.
Khi nướng xong, những chiếc bánh đa có màu bắt mắt, vị bùi của lạc, vị ngọt của dừa, vị thơm nồng của gừng tươi hòa lẫn với mùi hương gạo mới. Khi ăn những miếng bánh đa giòn tươi, vỡ vụ trọng miệng cùng với vị ngọt, vị bùi tạo nên một món ăn rất riêng ở Hải Dương.
Vải thiều Thanh Hà – đặc sản Hải Dương
Bắt đầu vào những tháng hè cũng là lúc vườn vải nhuộm một màu đỏ sậm. Cũng từ khi ấy, khắp các con đường đổ vào các thị trường tiêu thụ lớn đều tràn ngập màu đỏ của vải. Nếu tháng 5 bạn có mặt ở Thanh Hà, huyện Nam Thanh, Hải Dương bạn sẽ thấy làng quê như có hội.
Khác với vải thiều lai, vải thiều Thanh Hà lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đỏ sậm hơi sần sùi. Bóc vỏ ra, bên trong là một lớp cùi trắng nõn, mọng nước, vị ngọt dịu mát, thơm của nước vải ngấm tận chân răng. Đặc biệt, mùi thơm của vải khi ăn xong vẫn còn vương vấn mãi. Nếu đến đúng vụ vải, thì ắt hẳn ai nấy cũng đều đem những chùm vải thiều ngon ngật về làm quà cho bạn bè, người thân.