Dịch đau mắt đỏ

15.5683

ảnh minh họa

Trước đây dịch đau mắt đỏ xuất hiện theo mùa,nhưng gần đây thì đã xuất hiện quanh năm.Hiện nay, thời tiết đang chuyển mùa,mưa nhiều,độ ẩm cao,tạo điều kiện cho sự phát triển và lây lan của virut adeno gây bệnh đau mắt đỏ.Các đối tượng mắc không ngoại trừ ai,lứa tuổi nào, từ trẻ con đến thanh niên,người lớn,người cao tuổi…

Đau mắt đỏ thông thường còn gọi là viêm kết mạc.Người bệnh thấy mắt đỏ,đổ ghèn,nhất là sáng sớm thức dậy, ghèn dính chặt mi mắt,có cảm giác cộm,xốn như có bụi trong mắt,mắt có thể sưng nhưng thị lực không giảm,một số người có thể nổi hạch trước tai.Đau mắt đỏ lây lan nhanh, từ một mắt lây sang mắt còm lại,rồi lây sang người khác.Nếu có biến chứng phần lớn chuyển sang viêm giác mạc, thị lực kém, bệnh nhân nhìn mờ,đau nhức kèm cộm xốn nhiều,chảy nước mắt,sợ ánh sang.Lúc này bệnh thường kéo dài,nếu điều trị không đúng cách, bệnh để lại di chứng vĩnh viễn là viêm loét giác mạc và giảm thị lực tùy theo mức độ của sẹo từ ít đến nhiều.

Đau mắt đỏ phần lớn do nhiễm adeno virut,đường lây chủ yếu là từ dịch tiết của mắt qua trung gian của bàn tay.Thực tế đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp,đường tiếp xúc,đường nước…nhất là môi trường đông người như trường học hay làm việc ở văn phòng kín, có máy điều hòa nhiệt độ thì nguy cơ lây bênh qua đường hô hấp càng cao.Do đó, cách tốt nhất là cách ly người bệnh(trẻ con không đến trường, người lớn không đi làm) trong khoảng thời gian ít nhất từ 3-5 ngày.Ngoài ra cần phải giữ vệ sinh thật tốt.Đối với người bệnh,nên giữ tay,mặt sạch,rửa mặt không dùng chung thau, chậu,khăn(nên dùng khăn giấy để lau xong rồi bỏ).Người chăm sóc, sau khi nhỏ thuốc mắt cho trẻ phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn, sau đó sát khuẩn tay bằng dung dịch cồn .

Bệnh tiến triển trên dưới 10 ngày sẽ tự khỏi,nhưng tốt nhất thấy mắt đỏ nên đi khám bác sỹ sớm,vì không chỉ lý do đơn thuần là viêm kết mạc mà còn có thể liên quan đến một số bệnh lý khác.Hiện nay còn phổ biến tình trạng lạm dụng thuốc,do dó người bị đau mắt đỏ cần đặc biệt  chú ý: tránh nhỏ cortisone, tiêm, uống kháng sinh liều cao khi chưa có chỉ định của bác sỹ, vì các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ các phản ứng có hại,gây bệnh nặng, dai dẳng, biến chứng, thậm chí dẫn đến mù lòa;Không cần thiết phải xông mắt bằng lá trầu không,bạc hà,hay các loại lá có tinh dầu,nhất là mắt đang sưng đỏ vì có thể làm bệnh nặng hơn.Chỉ nên giữ vệ sinh thân thể,ăn uống đủ chất,uống nhiều nước,dùng nước nuối  natrichlorua rửa mắt và nhỏ một số thuốc thông thường như cloraxin 0,4%,nẽoin,tobrex… nhưng dùng thuốc không quá 3 ngày,nếu bệnh chưa giảm phải nhanh chóng đến bác sỹ chuyên khoa mắt khám.

BS Nguyễn Duy Thanh-Viện mắt TƯ




Theo SuckhoeNCT

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]