Dinh dưỡng | Người bệnh ăn gì

Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.

15.6009

Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt.

Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi. Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất (80-90%) là sỏi can-xi, gồm can-xi oxalate, can-xi phosphat và can-xi oxalate phosphat.

Các loại thịt và thịt gia cầm

Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.

Sữa

Những người bị bệnh thận cần phải giảm tiêu thụ lượng sữa và các sản phẩm từ sữa (bao gồm sữa chua, pho mát, bơ...). Các sản phẩm này thường có nhiều phốt pho mà hàm lượng phốt pho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.

Các sản phẩm từ sữa không tốt cho người bị sỏi thận (Ảnh minh họa: Internet)

Khoai tây

Hàm lượng kali trong khoai tây khá cao, vì vậy nó cũng không phải là thực phẩm tốt cho người gặp trục trặc ở thận. Nếu bạn có ý định ăn khoai tây, tốt nhất hãy ngâm khoai tây chưa gọt vỏ trong nước trong ít nhất hai giờ trước khi chế biến.

Vitamin C

Cơ thể chuyển đổi vitamin C thành oxalate tăng hình thành sỏi thận. Vì vậy, nếu các bác sĩ đã đề nghị giảm oxalat trong chế độ ăn, uống vitamin C bổ sung không phải là một ý tưởng tốt. Các bác sĩ khuyên những bệnh nhân bị sỏi thận không nên uống quá 500 mg vitamin C mỗi ngày. Một người có nguy cơ bị sỏi thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng trước khi dùng liều lớn vitamin hoặc khoáng chất.

Thực phẩm chứa nhiều oxalate

Người bị bệnh sỏi thận nên giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều oxalate, bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sô cô la, cà phê và trà đặc. Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là 'tòng phạm' gây nên sỏi thận. Ví như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất.

Muối và mỡ

Người bị sỏi thận cũng nên tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ (Ảnh minh họa: Internet)

Nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.

Thực phẩm chứa chất purin: Cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…

Uống rượu

Người bệnh sỏi thận nên hạn chế uống rượu vì uống rượu nhiều rất dễ gây sỏi thận. Uống rượu sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất và độ kiềm trong môi trường cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị sỏi thận

Buồn nôn

Khi cảm thấy buồn nôn, bị nôn mửa, chúng ta thường nghĩ tới nguyên nhân do thực phẩm hoặc tì vị có vấn đề. Thực ra, điều này rất có thể do chức năng thận có vấn đề, khiến các chất thải không được bài thải kịp thời.

Chóng mặt

Khi thấy chóng mặt, chúng ta thường cho rằng do thiếu ngủ gây ra. Nhưng khi phát hiện ra dù có nghỉ ngơi thế nào, vẫn không đỡ chóng mặt, thậm chí vẫn đau đầu, lúc này kiểm tra mới thấy huyết áp tăng cao. Thật ra, đó là do thận có vấn đề. Lúc đó, phải chữa bệnh về thận mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh này.

Tiểu nhiều về đêm

Đi tiểu từ 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá 1/4 so với cả ngày; nặng hơn là mỗi tiếng lại đi tiểu 1 lần, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… gọi là 'tiểu nhiều về đêm'.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]