Duy trì lợi thế SEO trong chiến dịch quảng bá Web

SEO (Search Engine Optimization) hay tối ưu hóa Website cho máy tìm kiếm là một giai đoạn then chốt trong quá trình phát triển Website. Một khi bạn đã đứng đầu trang kết quả tìm kiếm với những từ khóa theo đuổi thì cũng không nên ngủ quên trên chiến thắng, vì kết quả đó chỉ mang tính tạm thời. Để duy trì lợi thế SEO, bạn cần có một kế hoạch duy trì SEO lâu dài.

31.2021

Những dịch vụ duy trì SEO sẽ đảm bảo trang của bạn vẫn tiếp tục duy trì và phát triển thứ hạng, không chỉ với những từ khóa chính mà còn tăng thứ hạng với những từ khóa phụ liên quan. Qua đó, Website thu hút nhiều khách ghé thăm hơn và qua đó thu được lợi nhuận lớn hơn. Sẽ là không đủ nếu bạn chỉ thiết kế Website, làm những công việc tối ưu hoá cho nó, rồi ngồi chờ cho thứ hạng cứ mãi ở trên cao.

Vậy bạn hình dung ra một kế hoạch duy trì SEO sẽ bao gồm những công việc gì phải làm? Sau đây là một số bước trong kế hoạch duy trì SEO:
Quản lý thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm

Có một điều chắc chắn là thứ hạng trên máy tìm kiếm luôn thay đổi. Điều này là bởi vì các công cụ tìm kiếm sẽ thay đổi công thức xếp hạng của mình, hay các đối thủ cạnh tranh đang cố gắng “vượt mặt” bạn hoặc đơn giản là nội dungliên kết của bạn không được cập nhật trong một thế giới mà nhu cầu tìm kiếm đang đòi hỏi tốc độ với thời gian thực (Các dịch vụ Chat, Twitter hay Google Wave trong thời gian tới là những ví dụ điển hình).

Mỗi ngày càng có nhiều Website được đăng tải lên mạng, và vì vậy một site cần phải quản lý thứ hạng của mình trên các công cụ tìm kiếm để tạo được lợi thế cạnh tranh. Về phía các nhà cung cấp dịch vụ SEO, họ sẽ cung cấp cho bạn tình hình và kết quả của site bạn hàng tháng. Ví dụ như: thứ hạng hiện thời trên một số công cụ tìm kiếm chính, sự xuất hiện và tiềm năng của một số đối thủ cạnh tranh.

  • 1

    Theo dõi lượng truy cập

    Một điều quan trọng trong kế hoạch duy trì SEO là phải biết lượng truy cập của bạn đến từ đâu, qua đó bạn có thể thay đổi, chỉnh sửa để phù hợp với chiến lược marketing của bạn. 

    Ví dụ, nếu hầu hết lượng truy cập của bạn đến từ một trang nào đó, bạn có thể sẽ mong muốn đặt sản phẩm tốt nhất của bạn lên trang đó để tiếp thị sản phẩm được tốt hơn. Qua đó có thể kiếm được một lượng lớn khách hàng tiềm năng từ sốlượng truy cập đó. Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ SEO sẽ phân tích thống kế trang của bạn để kiểm tra những thông số liên quan tới lượng và chất lượng khách truy cập Website.

  • 2

    Nghiên cứu từ khoá

    Hàng ngày có rất nhiều site được tung lên mạng, vì vậy những từ khoá có thứ hạng cao của bạn gặp phải nhiều cạnh tranh mới, đặc biệt là khi những trang này cũng được tối ưu hoá tốt. 

    Bạn có thể có vị trí cao trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm cho hầu hết những từ khoá quan trọng nhất, nhưng nếu bạn không nhận được traffic cho những từ khoá đó, bạn cần phải đánh giá lại những từ khoá mà bạn đã dùng. Đạt được vị trí số 1 cho một số từ khoá nào đó mà không ai tìm kiếm thì nó cũng không làm tăng lượng truy cập cho Website của bạn.

    Vì vậy, nghiên cứu những từ khoá mới là cần thiết để duy trì thứ hạng tốt. Kế hoạch duy trì SEO sẽ đảm bảo phân tích cho bạn những từ khoá đang sử dụng và một số từ khoá tiềm năng khác. Khi những từ khoá này được chọn, nội dung cũng phải được thay đổi để phản ánh về những từ khoá đó. 

    Công việc trên còn bao gồm thay đổi từ khoá trong các thẻ meta description, tiêu đề trang, hay thậm chí có thể thêm một vài phần nội dung cho trang đó nếu cần thiết, viết lại nội dung và cơ cấu lại cấu trúc của Website. Tất cả phụ thuộc vào từng yêu cầu cụ thể của từng trang khác nhau, đối với các thị trường khác nhau.

  • 3

    Phân tích cạnh tranh

    Một phần không thể thiếu của tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là phải xem xét những từ khoá nào mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng. Kế hoạch duy trì SEO sẽ giúp bạn phân tích thứ hạng của các site cạnh tranh cho những từ khoá mà bạn đang sử dụng. 

    Ngoài ra, kế hoạch này cũng giúp bạn kiểm tra có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trên mỗi công cụ tìm kiếm. Nếu có quá nhiều đối thủ cạnh tranh cho một từ khoá đặc biệt nào đó, tốt hơn là bạn nên sử dụng những từ khoá ít cạnh tranh hơn mà vẫn đảm bảo giới thiệu được sản phẩm của bạn ra công chúng.

    Hơn nữa, bạn cần phải phân tích mức phổ biến liên kếtcủa các đối thủ cạnh tranh để xem có bao nhiêu link đến trang của họ và chất lượng của link đó ra sao. Bạn không nên đặt liên kết đến những trang không liên quan, và liên kết lý tưởng là tới những trang có traffic lớn.

  • 4

    Cập nhật nội dung

    Rõ ràng là những trang liên tục cập nhật nội dung hoặc mở rộng nội dung sẽ có lợi thế lớn hơn trong việc nâng cao thứ hạng so với những trang ít cập nhật nội dung, bởi vì với các công cụ tìm kiếm như Google thì “nội dung là vua”. 

    Những từ khoá mới cần được nghiên cứu trước khi cập nhật nội dung mới. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao lượng traffic và thứ hạng bởi vì các visitors sẽ có nhiều “con đường” để đến với site của bạn dựa trên những từ khoá mà họ nhập vào các công cụ tìm kiếm. Nội dung càng phong phú, cơ hội tiếp cận người dùng của website càng cao.
    Phân tích nội dung trang

    Thu hút được nhiều traffic tới website chưa đủ để đảm bảo trang Web của bạn có doanh thu. Nó cơ bản phụ thuộc vào nội dung trang của bạn có chất lượng, hiệu quả không.

    Điều bạn muốn chắc chắn là phải biến được khách ghé thăm thành khách hàng tiềm năng của mình. Và để làm được điều này, như ở trên đã nói, bạn phải viết được nội dung tốt. Kế hoạch duy trì SEO sẽ giúp bạn phân tích nội dung trang của bạn được cấu trúc như thế nào, từ khoá nào bạn sử dụng. Nếu bạn viết nội dung hướng đến khách hàng, thì nội dung đó phải được kiểm tra chính tả lẫn ngữ pháp.

  • 5

    Tăng mức độ phổ biến liên kết

    Một vấn đề rất quan trọng trong việc duy trì SEO là duy trì những liên kết chất lượng trỏ đến trang của bạn. Những liên kết càng chất lượng, bạn càng có cơ hội được rank cao trên các công cụ tìm kiếm chính. Hãy tạo ra một nội dung có ích để người dùng có thể liên kết tới nội dung có ích trên Website của bạn.

    Trong vấn đề trao đổi liên kết, nên tìm những Website có cùng chủ đề và có thứ hạng tốt trên máy tìm kiếm Google, để tránh trường hợp bạn liên kết tới “người láng giềng tồi” sẽ làm ảnh hưởng tới độ tin cậy của chính Website của ban.
    Chỉnh sửa cấu trúc trang và điều hướng

    Nếu như các yếu tố về liên kết ngoài trang, hay việc quảng bá bên ngoài Website đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian cũng như phục thuộc vào người dùng thì các yếu tố trên trang như nội dung cấu trúc và thanh điều hướng lại hoàn toàn nằm tỏng tầm tay bạn.

    Việc tối ưu cấu trúc Website giúp người dùng di chuyển, duyệt và tìm thấy các nội dung dễ dàng hơn, từ đó tăng tỷ lệ số trang được xem và tăng thời gian duyệt Web. Từ đó thông tin về sản phẩm và dịch vụ được người dùng tiếp cận nhiều hơn. Ngoài ra điều đó chứng tỏ Website của bạn phong phú về nội dung, và Google không bỏ qua điều này đâu.

    Nếu khách ghé thăm gặp khó khăn trong việc điều hướng tới trang của bạn, bạn nên sửa lại site và các nút điều hướng nhắm phù hợp hơn cho người dùng.

  • 6

    Kết luận

    Trang Web của bạn sẽ là một phần không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Tối ưu hoá sẽ giúp khách ghé thăm dễ dàng nhận ra trang của bạn trên các công cụ tìm kiếm, nhưng nó không đảm báo khách hàng sẽ quay lại lần thứ 2 và cũng không đảm bảo ưu thế về thứ hạng trên máy tìm kiếm. Vì vậy, để thu hút khách hàng quay trở lại với Website của bạn, bạn cần cập nhật và duy trì Website thường xuyên.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]