Gặp “ông bầu” sức khỏe

Không chỉ chăm sóc cho từng thành viên trong đội, họ phải lên tập trung đầu tiên và về cuối cùng, thức sớm nhất và đi ngủ muộn nhất, chỉ với một mục đích: chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho các cầu thủ. Họ luôn là những “cầu thủ” thầm lặng với trái tim nhân hậu, luôn tạo bầu không khí vui vẻ cho các cầu thủ yên tâm tập luyện.

15.5985

Không chỉ chăm sóc cho từng thành viên trong đội, họ phải lên tập trung đầu tiên và về cuối cùng, thức sớm nhất và đi ngủ muộn nhất, chỉ với một mục đích: chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho các cầu thủ. Họ luôn là những “cầu thủ” thầm lặng với trái tim nhân hậu, luôn tạo bầu không khí vui vẻ cho các cầu thủ yên tâm tập luyện. Họ chính là niềm tin cho những đôi chân bạc tỷ. Và nếu không có lòng yêu nghề, yêu thể thao thì rất khó có thể theo nghề. Nhân dịp Ngày Thầy thuốc Việt Nam, phóng viên thể thao báo Sức khỏe&Đời sống đã có cuộc trò chuyện với BS. Nguyên Tuấn – bác sĩ CLB SHB Đà Nẵng.

PV: Cơ duyên nào đưa bác sĩ đến với công việc làm bác sĩ cho một câu lạc bộ bóng đá?

BS. Nguyên Tuấn: Là một bác sĩ cho một câu lạc bộ bóng đá thì trước hết phải có lòng đam mê thể thao. Và sau một thời gian làm bác sĩ cho một câu lạc bộ thì tình yêu bóng đá, lòng đam mê đó ngày một lớn lên.

PV: Xin bác sĩ cho biết cảm xúc của một bác sĩ câu lạc bộ khi đạt thành tích tốt hoặc thua trận trong thi đấu?

BS. Nguyên Tuấn: Cũng như tất cả mọi thành viên trong câu lạc bộ, từ chủ tịch câu lạc bộ, huấn luyện viên trưởng, các cầu thủ trong đội hay là một bác sĩ của câu lạc bộ cũng vậy, đều chung cảm xúc, cùng chia sẻ niềm vui chiến thắng hay động viên nhau mỗi khi câu lạc bộ thi đấu chưa thành công, gặp thất bại.

Chăm sóc cho cầu thủ chấn thương trên sân cỏ (ảnh minh họa)
PV:
Vậy mối quan hệ giữa cầu thủ và bác sĩ câu lạc bộ có đơn thuần giống như mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân hay nó còn mang sắc thái khác, thưa bác sĩ?

BS. Nguyên Tuấn: (cười) Theo tôi nghĩ thì mối quan hệ giữa người bác sĩ của câu lạc bộ và các cầu thủ có đôi chút khác biệt, ngoài việc bao hàm cả mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, đôi khi người bác sĩ còn như một người anh, người cha, người chú và đôi lúc là một người bạn của các cầu thủ. Đây cũng là mối quan hệ rất chân tình giữa bác sĩ của câu lạc bộ và các cầu thủ.

Ngoài việc hoạt động chuyên môn như chăm sóc, xoa bóp, hồi phục, theo dõi sức khỏe cho các cầu thủ vốn đã chiếm hết thời gian nghỉ ngơi, khi lên sân tập, họ hoạt động không ngừng, thậm chí còn tham gia nhặt bóng, theo đội đi thi đấu xa... Giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm lại rất trách nhiệm, ngoài hoạt động chuyên môn thì họ là những chuyên gia tâm lý giúp các cầu thủ mỗi khi gặp chấn thương trong thi đấu lấy lại tinh thần sau chấn thương.

PV: Là một bác sĩ của một câu lạc bộ. Theo bác sĩ, vấn đề y đức liệu có được đặt lên như ở trong các bệnh viện hay không?

BS. Nguyên Tuấn: Dù là một bác sĩ trong bệnh viện hay là bác sĩ cho một câu lạc bộ bóng đá, dù môi trường làm việc có đôi chút khác biệt, tuy nhiên, vấn đề y đức cũng luôn phải được đặt lên hàng đầu.

PV: Một câu lạc bộ bóng đá thì thường xuyên phải đi thi đấu. Là một bác sĩ luôn phải theo câu lạc bộ, chăm sóc, theo dõi sức khỏe các cầu thủ, bác sĩ có gặp khó khăn gì trong cuộc sống?

BS. Nguyên Tuấn: Việc thường xuyên theo câu lạc bộ đi thi đấu nhiều nơi đôi lúc cũng gặp đôi chút khó khăn trong cuộc sống, tuy nhiên  mình luôn nhận được sự quan tâm, những lời động viên từ ban huấn luyện, huấn luyện viên trưởng cũng như các cầu thủ. Điều này càng khiến thêm yêu câu lạc bộ, yên tâm thực hiện chuyên môn.

PV: Xin trân trọng cảm ơn BS về cuộc trò chuyện này!

Khánh Nguyễn

             (thực hiện)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]