Giải mã các dấu hiệu sức khỏe ở bà bầu

15.6135

Ra máu nặng, thỉnh thoảng kèm đau thắt ở bụng có thể cảnh báo sảy thai; Đau bụng dưới, đau khi đi tiểu có thể do nhiễm trùng đường tiểu…

Ra máu

1. Dấu hiệu: Ra máu trong quý I. Ra máu nhỏ giọt màu hồng hoặc nâu thường xuất hiện 5-12 ngày sau khi trứng được thụ tinh, không phải kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân: Đây còn gọi là ra máu do thụ tinh cấy vào màng trong dạ con.

Mức độ lo lắng: Không có gì đáng lo nhưng khoảng 25% thai phụ gặp phải hiện tượng này. Nó chỉ nghiêm trọng nếu bạn có cảm giác bị đau kèm theo hoặc ra máu nặng (như bị kinh nguyệt).

Ảnh minh hoạ


2. Dấu hiệu: Ra máu nặng trong quý I, thỉnh thoảng còn kèm theo cơn co thắt bụng.

Nguyên nhân: Sảy thai xảy đến ở 15-20% trường hợp này, có khi bạn còn chưa biết mình mang thai. Sảy thai thường xuất hiện trong 12 tuần đầu tiên.

Mức độ lo lắng: Thật không may vì sảy thai không có cách phòng tránh, một số trường hợp không có lý do rõ ràng.   3. Dấu hiệu: Ra máu bất thường, choáng, hoa mắt, cơn đau nhói ở bụng, đau vai, đau khi đi tiêu.

Nguyên nhân: Mang thai ngoài tử cung ít phổ biến hơn sảy thai và nó xuất hiện khi trứng đã thụ tinh nằm ngoài tử cung, thường là ở ống dẫn trứng.

Mức độ lo lắng: Hàm lượng hCG không tăng như bình thường. Mang thai ngoài tử cung cần được can thiệp sớm. 

4. Dấu hiệu: Ra máu ở quý III, kèm theo đau bụng, nôn, khát liên tục, choáng váng, giảm tần suất thai máy, chuột rút.

Nguyên nhân: Nhau thai bị đứt rời khỏi thành tử cung.

Mức độ nghiêm trọng: Khá hiếm gặp. Điều trị phụ thuộc vào sức khỏe mẹ và bé. Nếu đứt nhẹ, người mẹ cần nghỉ ngơi hoàn toàn và theo dõi. Nếu nghiêm trọng, cần sinh mổ gấp.

5. Dấu hiệu: Ra máu trong quý III kèm cơn co tử cung sớm. Bé có thể mang ngôi ngược và tử cung của mẹ mở rộng.

Nguyên nhân: Nhau thai bao phủ một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung, còn gọi là nhau thai bám thấp, với tỷ lệ 1/250 thai phụ.

Mức độ nguy hiểm: Nếu được kiểm tra sau tuần 20, thai phụ không bị ra máu thì khá đơn giản, chỉ nghỉ ngơi là đủ. Nhau thai bám thấp có thể tự thay đổi (không còn bám thấp nữa). Nếu bị ra máu nhiều, thai phụ cần nhập viện.

Dịch tiết âm đạo

* Dấu hiệu: Âm đạo tiết dịch màu nâu, kèm theo buồn nôn và nôn. Không thấy tim thai.

Nguyên nhân: khá hiếm. Bất thường ở nhiễm sắc thể ngăn cản bào thai phát triển như bình thường.

Mức độ nguy hiểm: Triệu chứng này chỉ được chẩn đoán qua xét nghiệm và siêu âm, tiến hành trong 8-10 tuần đầu tiên.

Đau bụng

1. Dấu hiệu: Đau ở 1 hoặc 2 bên bụng dưới (hoặc kéo xuống háng). Cơn đau nhói, ngắn, thường trong quý II.

Nguyên nhân: Đau dây chằng.

Mức độ nguy hiểm: Dây chằng bị kéo giãn khi phải nâng đỡ bụng bầu, phù hợp với sự phát triển của bào thai. Khi đó, chúng có thể gây nên những cơn đau.

Hãy thở sâu, gập người theo cơn đau sẽ giảm đau ngay lập tức.

2. Dấu hiệu: Khó chịu ở bụng, đi tiêu thành hòn.

Nguyên nhân: Táo bón.

Mức độ nguy hiểm: Khi mang thai, quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại. Thêm áp lực từ bào thai xuống trực tràng càng khiến táo bón nở rộ.

3. Dấu hiệu: Đau bụng dưới, đau, khó chịu và nóng bừng khi đi tiểu, nước tiểu có màu trắng đục như mây hoặc trong, có mùi.

Nguyên nhân: Nhiễm trùng đường tiểu khá phổ biến ở thai phụ.

Mức độ nguy hiểm: Đi khám ngay nếu bạn có triệu chứng nghi mắc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không, nó sẽ ảnh hưởng đến thận, bàng quang, gây chuyển dạ sớm. Dấu hiệu nhiễm khuẩn thận gồm: sốt cao, đau lưng dưới hoặc dưới xương sườn, tiểu ra máu. 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]