Nấm
rơm còn có tên là nấm thịt. Thành phần dinh dưỡng chứa trong nấm rơm
rất phong phú, trong 100g nấm khô chứa 21g cellulose, 21g protein, và
4,6g chất béo, lượng kali chứa rất cao.
Nấm rơm có tác dụng hạ
thấp mỡ. Kết quả nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, những người cao tuổi
ăn 90g nấm rơm tươi hoặc 9g nấm rơm khô liên tục trong 7 ngày, kết quả cholesterol trong huyết thanh hạ xuống khoảng 6% - 12%. Hàm lượng
cellulose chứa trong nấm rơm cao, có tác dụng giảm chất béo rất tốt.
Ngoài
cellulose, thành phần chất gỗ tự nhiên thuần trong nấm rơm có tác dụng
không chỉ có thể hạ thấp mỡ trong máu, chống mỡ ở gan, đồng thời còn có
tác dụng đặc biệt giảm áp lực, giảm đường và giảm béo phì. Các chuyên
gia dinh dưỡng cho rằng, nấm rơm là loại thức ăn tốt của người bệnh gan
nhiễm mỡ, bệnh nhân bị chứng mỡ cao trong máu.
Tuy nhiên, theo
Đông y, nấm rơm “ăn nhiều dễ động khí sinh bệnh”. Do đó ta không nên ăn
nhiều nấm rơm cùng một lúc. Nấm rơm khi đã ôi thiu biến chất, thì không
được dùng, vì sẽ gây ngộ độc (buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy).
Rong biển
Rong
biển có rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Rong biển chứa lượng lớn
cellulose thô và galactose, đường keo (đường acacia), đường mộc,
caroten, nhiều loại vitamin (B1, B2, D), nhiều nguyên tố khoáng chất
như: kali, natri, phospho, magiê... Đặc biệt, lượng iod chứa trong 100g
rong biển khô có thể cao đến 24 mg, hơn nữa trong rong biển còn chứa
nguyên tố vi lượng như fluor...
Ngoài ra, chất cholinsterat chứa
nhiều trong rong biển giúp làm hạ mỡ máu, hạ huyết áp, và có thể phòng
trị sỏi mật, làm tăng tính dẻo dai của vi mạch máu, ức chế xơ vữa động
mạch, có tác dụng bảo vệ động mạch. Rong biển không chứa chất béo, rong
biển có thể ức chế sự hấp thụ cholesterol và thúc đẩy cholesterol bài
tiết ra ngoài. Người bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh mỡ cao trong máu và bệnh
động mạch vành nên ăn nhiều thức ăn từ rong biển, tảo nâu, tảo đỏ là
những thức ăn rất có lợi.
Canh rong biển bổ dưỡng, giảm mỡ máu Người
ta cho rằng, chỉ cần thường xuyên cho thêm một số rong biển vào trong
thức ăn, sẽ giúp mỡ trong cơ thể hướng đến tích tụ ở mô cơ và dưới da,
rất ít tồn đọng ở gan, tim, mạch máu và trên màng ruột, đồng thời hàm
lượng cholesterol chứa trong máu hạ thấp rõ rệt. Do đó, rong biển có tác
dụng đề phòng và điều trị có hiệu quả nhất định với các bệnh như chứng
mỡ cao trong máu, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp kèm theo chứng xơ vữa động
mạch.
Theo Đông y, rong biển có tính lạnh, nên người tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều rong biển.
Theo PV - Thanh niên