Chủ tịch CĐ - ông Đinh Văn Viện - cho biết: CĐ ngành
dệt may HN có 89 CĐCS, lại nằm rải rác trên các quận, huyện ở HN, nơi xa nhất cũng đến vài ba chục cây số. Do vậy, việc triệu tập một cuộc họp các CB CĐCS để
phổ biến chính
sách hay nắm bắt thông tin không phải là chuyện đơn giản.
Vì thế, chúng tôi đã chia cụm theo địa bàn để hoạt động, ví dụ: Cụm Phúc Thọ - Sơn Tây – Ba Vì; cụm Hoài Đức – Đan Phượng; cụm Long Biên – Gia Lâm – Hoàng Mai... Nhờ đó, thay vì tập trung hội họp ở trụ sở CĐ ngành, hằng tháng, chúng tôi cử người xuống từng cụm nắm tình hình, phổ biến chính sách; cùng CĐCS nâng cao nhận thức cho NLĐ.
Việc này vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí đi lại của cán bộ CĐCS, mà lại thu hút được hoạt động của cơ sở với CĐ. Đặc điểm của CĐ Dệt - May HN đó là 100% đơn vị là DN với hơn 17.000 LĐ, trong đó có tới 45% là Cty TNHH và tư nhân. Các DN làm gia công là chủ yếu nên thu nhập của NLĐ thấp...
Vì thế, hoạt động của các CĐCS vẫn còn bị hạn chế, đôi khi cán bộ CĐ không thể chủ động thời gian để phổ biến kiến thức, pháp luật cho NLĐ hoặc báo cáo tình hình lên CĐ cấp trên...”.
Với mô hình chia cụm để quản lý của CĐ Dệt - May HN mà từ khi thành lập (2008) đến nay, chưa có một vụ lãn công lớn nào xảy ra trong ngành, mặc dù quan hệ lao động ngành dệt may luôn được cho là vô cùng phức tạp.
“Do chủ động đến với từng cụm CĐCS nên chúng tôi luôn cập nhật được tình hình “nóng” ở từng đơn vị, kịp thời cùng CĐ giải quyết những vướng mắc mới nảy sinh giữa NLĐ và DN” - ông Viện bổ sung.