Khi tư thế ngồi học "phát huy" tác hại

Hiện nay, từ ghế sofa, giường hay thậm chí nền nhà cũng có thể biến thành bàn học với vô vàn những tư thế khác nhau.

15.5763

Thế nhưng, các ấy có bao giờ nghĩ những chính những kiểu ngồi có vẻ thoải mái theo thói quen đó có thể gây tác hại không nhỏ tới cơ thể của mình không?

Từ những tác hại quá quen thuộc...

Sẽ thế nào nếu một ngày các ấy bị... gù hay khi đứng lên dáng sẽ xiêu xiêu vẹo vẹo khó tả? Sở dĩ dẫn tới việc như vậy là bởi ở trạng thái tĩnh, các cơ của chúng mình bị căng ra và dần kiệt sức. Hơn nữa, tư thế không thân thiện với cột sống nhất lại chính là.... ngồi.

Khi ngồi, cột sống phải chịu tải trọng của cơ thể nặng hơn cả. Thêm vào đó, đầu và thân chúng mình đều hướng về phía trước, góc cúi của đầu và thân càng lớn lại càng đè nặng anh bạn cột sống. Cơ ở lưng lúc này phải căng thường xuyên khiến bị co ngắn và sức kéo của cơ ép vào cột sống càng co lại. Kết quả là sau một thời gian dài, vai bạn có thể trở nên so le và thậm chí, sống lưng sẽ bị bẻ cong hình cánh cung, khiến dáng đi của chúng mình trở nên xấu xí lắm đó!
 
Mặt khác, khi chúng mình ngồi ngả nghiêng, cong gập với các tư thế để thích nghi với những nơi không có bàn học sẽ khiến khoảng cách từ mắt tới sách vở chẳng thể nào căn theo quy định là chuẩn 30-45cm. Dần dần, mắt sẽ phải tập thích nghi với những khoảng cách quá gần, dễ dẫn đến các căn bệnh về mắt như cận thị, loạn thị hay thậm chí là lác mắt cơ đấy!
Ảnh minh họa
... đến hậu quả khó đỡ với các nàng
 
Các nàng có bao giờ nghĩ vòng 1 có mình có thể bị... xô lệch vì ngồi học sai tư thế không? Nghe có vẻ không liên quan những nó lại là một trong những tác hại của việc ấy ngồi học lệch chuẩn đó nha! Nguyên nhân là bởi khi các ấy ngồi dựa ngực vào bàn thường không chú ý đến vòng 1 của mình mà vô tình tạo một áp lực lớn,khiến núi đôi có nguy cơ gặp hiện tượng trương phình hay tức ngực.
 
Mặt khác, nếu bạn quá khom lưng khi ngồi học lại có thể gây áp lực cho phần lưng, cản trở sự tuần hoàn của huyết dịch và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của núi đôi. Vậy nên, đừng quá ngạc nhiên khi sau một thời gian dài, những bạn ngồi học với đủ tư thế khi ngồi học lại phát hiện ra vòng 1 của mình... bất bình thường nhá!
 
Tự "tuýt còi" cho tư thế học của chính mình

Chẳng ai ngoài chính bản thân bạn có thể bảo vệ  cơ thể khỏi những ảnh hưởng tai hại của việc ngồi học sai tư thế. Vậy nên, các ấy nhớ này:

- Không nên tì mạnh hai tay lên bàn để các cơ ở tay không ảnh hưởng đến cột sống thông qua xương quai xanh và xương đòn.

- Để phục hồi các cơ và cột sống, khi học, chúng mình nên nghỉ giải lao 30 phút/lần kèm theo một bài tập nhỏ giúp co giãn và lắc nhẹ cơ

- Thường xuyên kiểm tra tư thế của mình và đặc biệt tránh ngồi gác chéo chân. Lý do vì kiểu ngồi này sẽ chặn sự tuần hoàn máu và hành hạ xương chậu của mình đấy nhé!

- Sau khi thức dậy vào mỗi sáng, bạn đừng quên quay lưng vào tường, áp sát phần xương bả vai, gáy và mông vào tường một lúc để bảo vệ thắt lưng cũng như cột sống của mình.

Một cơ thể khỏe mạnh và dáng đi bình thường là sự lựa chọn của các ấy đấy! Trước khi quyết định “ngả một chút”, “nào thì nghiêng qua trái, nghiêng qua phải” hãy nhớ nguy cơ thành lưu gù hay biến dạng vòng 1 luôn đe dọa bạn nào ngồi học không đúng cách đó nghen!

AloBacsi.vn (Theo Tri thức trẻ)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]