Trong cuộc nghiên cứu trên của những nhà cải cách, có một sự phân biệt giữa “người tìm ra lối đi” và “người sáng tạo ra lối đi”. Thật hiếm khi một phương pháp ẩn dụ dường như thật phù hợp trong trường hợp của Federica Bastiani. Ông là người sáng lập của phong trào “đường phố xã hội” (social streets) lan rộng khắp nước Ý ngày nay, vì vậy bước đi cải cách mà ông dẫn đầu theo nghĩa đen liên quan đến lối đi: con đường mà ông và gia đình của ông từng sống tại Bologna.

Bastiani lớn lên ở một thị trấn nhỏ ở Tuscany, nơi mọi người biết lẫn nhau và giúp đỡ hàng xóm. Khi ông di cư lên thành phố lớn sinh sống, ông cảm thấy chán nản bởi sự liên kết xã hội giữa người với người thật lỏng lẻo ngay trên con đường ông sống. Giải pháp của ông, vào năm 2013, là tạo ra một trang Facebook với tên “Residents of Via Fondazza – Bologna” (“Dân cư phố Fondazza – Bologna”) và quảng bá trang bằng tờ rơi ông tự phát trong khu dân cư của mình. 
Một cách nhanh chóng, mọi người bắt đầu liên kết với trang Facebook, và không lâu sau đó, mọi người bắt đầu làm quen với nhau và đề nghị giúp đỡ lẫn nhau. Theo như một bài báo, mọi người giúp nhau bằng nhiều cách như dạy học đàn dương cầm miễn phí, cho mượn máy giặt, chỉ những mẹo vặt cho những người mới đến thành phố, chia những thức ăn không dùng hết khi đi du lịch, tổ chức sinh nhật ngay trên phố, và nhiều cách khác nữa.

Nhưng Bastiani và những người khác không chỉ dừng việc mở rộng cộng động trên khu phố Fondazza. Họ đăng tải sự thành công của mô hình này. Và còn tạo ra trang web hướng dẫn những ai cũng muốn đi theo bước đường này. Vào tháng giêng 2015, đã có ít nhất 330 cộng đồng “social streets” như thế này khắp nước Ý, và hơn 360 cộng đồng trên khắp các nước còn lại của thế giới.

Chúng ta có thể nói rằng Bastiani là người sáng tạo ra đường lối, và người gan dạ ở nơi đất khách quê người, tạo ra sự tiến bộ dựa bằng cách áp dụng kinh nghiệm cá nhân là người tìm ra đường lối. Cả hai đều là nhà khởi nghiệp kinh điển trong thương mại cũng như là trong mảng xã hội, nhưng người sáng tạo ra đường lối lại rất hiếm so với người tìm ra đường lối. Sự khác biệt giữa hai thể loại không phải về mặt họ mạo hiểm và cứng đầu như thế nào, nhưng về mức độ họ tin tưởng dựa trên kiến thức thức sẵn có.

Người tìm ra đường đi giống như người đọc bản đồ. Họ dựa vào những cách đã được sáng tạo khám phá ra trước đó để tìm kiếm cơ hội. Những bước đi họ chọn đều rất có giá trị nhưng thường không có gì ngạc nhiên đối với mọi người. Họ chấp nhận đối mặt với những rủi ro khi xây dựng những gì mới.

Ngược lại, người sáng tạo ra đường đi lại không tuân theo một quy tắc quy chuẩn nào. Họ không cần phải làm theo những cách có sẵn và không cần quan tâm đến sự soi mói của mọi người. Sự đổi mới với họ như là một sự không tuân theo quy củ.

Hoặc là có thể, ví dụ, với dữ liệu lớn. Máy đo đường giá trị dữ liệu lớn cho quyền lực của mình để điền vào càng nhiều chi tiết càng tốt trên bản đồ kiến thức của họ, cho phép họ xác định những bước đáng tin cậy nhất để dùng. Ngược lại, người sáng tạo con đường thấy các lớp bổ sung các chi tiết được cung cấp bởi các dữ liệu lớn như là kẻ thù của sự thiếu hiểu biết sáng tạo. Sự hấp dẫn của dữ liệu lớn đối với họ là cơ hội để xem các mẫu mà bác bỏ các giả định mà đến với kiến thức thu được. 
Như các nhà vật lý vĩ đại người Ý Enrico Fermi đã nói: "Nếu kết quả này xác nhận các giả thuyết, sau đó bạn đã thực hiện một phép đo. Nếu kết quả là trái với các giả thiết, sau đó bạn đã thực hiện một khám phá. "Tất nhiên đó là dữ liệu cho phép Galileo Galilei khám phá, trái với tất cả sự khôn ngoan để nhận ra rằng Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời Những tuyên bố thách thức quy cho ông ngay cả khi ông đã buộc phải từ bỏ kết luận của mình- có thể là gọi đây chiến đấu của tất cả các sáng tạo con đường.

Khi những người Federico Bastiani tận dụng công nghê hiện đại như mạng xã hội và tìm cách làm giàu tình thân trong khu dân cư, ông ấy đã tận dụng nó như một sự sáng tạo.

Thu Hiền (theo Havard Business Review)