Kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt cho năng suất cao nhất

(VietQ.vn) - Dưa có siêu ngọt là trái có độ ngọt cao, vỏ xanh da trắng, cùi dày, ít hạt, vị thơm đặc trưng do đó được trồng ở nhiều nơi. Nhưng mọi người cần nắm vững kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt để cho năng suất cao nhất.

31.1884

Dưa lê siêu ngọt là loại trái có giá bán cao, có thể trồng quanh năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày khoảng 55 - 60 ngày nên được người dân rất ưa chuộng. Nhưng mọi người cần nắng vững đúng cách cho năng suất cao nhất.

Áp dụng kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt đúng cách sẽ cho thu nhập cao, ổn định

Thời vụ

Có thể trồng quanh năm: Hạn chế bố trí vào vụ ra hoa gặp mưa nhiều tốt nhất là tháng 2 đến tháng 9 âm lịch, dưa thích hợp khí hậu ấm áp, nhiệt đọ sinh trưởng khoảng 25-30oC, không thích hợp vào mùa lạch có sương mù. Kỵ liên canh, nên luân canh với cây lúa, bắp gối vụ càng lâu càng tốt.

Ngâm, ủ, ươm cây

Ngâm hạt trong nước sạch 2 giờ, nhiệt đọ thích hợp tốt nhất cho nảy mầm là 28-32oC, sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24-36h hạt nẩy mầm. Ươm cây trong khay ươm với thời gian 10-14 ngày, khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì tiến hành đi trồng.

Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, khi hạt nẩy mầm thì gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 8 - 10 ngày, khi cây có 1 - 2 lá thật thì có thể đem trồng.

Nếu trồng giàn thì lượng giống từ 1 - 1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ cây 25.000 cây/ha. Còn trồng bò trên mặt đất, lượng giống từ 400 - 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng 4m.

Chăm sóc dưa ở giai đoạn đầu

Ngay sau khi đặt bầu nên tưới ngay để cây nhanh liền thổ, chú ý rễ dưa rất yếu không chịu được úng, nếu ruộng bị ngập nước cần tháo rút nước ngay. Phân bón: Năng suất của dưa rất cao có thể đạt 5-6 tạ/sào, trong khi đó thời gian sinh trưởng của cây rất ngắn sau trồng 40-45 ngày cho thu những lứa quả đầu tiên chính vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho dưa đặc biệt là phân lân.

Kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt cần chăm bón đúng cách và kịp thời

Bà con nên sử dụng các loại phân dễ tan để bón cho dưa, đặc biệt là nguồn phân chuồng, phân bắc, phân xanh ủ mục. Nếu trời có nắng mưa xen kẽ rất dễ bị bệnh lở cổ rễ và thối thân nên phòng trừ bằng thuốc Validacin hoặc Anvil.

Bấm ngọn, ghim nhánh

Khi thân chính được 5 lá thì bấm ngọn để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển, khi nhánh cấp 1 được 5 -6 lá thì bấm ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi nhánh thứ 2 được 5 – 6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển.

Khi bấm ngọn 3 lần một cây dưa có thể có 72 hoa cái có khả năng cho trái. Mỗi cây dưa chỉ nên để 6 – 14 trái tuỳ theo lực của cây. Để tránh bị gió lật giây dưa nên dùng đất phủ lên dây dưa từng quảng 50 – 60 cm, hoặc dùng gim tre để cố đinh dây dưa.

Thu hoạch

Trong quá trình chăm sóc nên che quả dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh. Dưa lê khi chín có mùi thơm hấp dẫn con trùng đến phá nên cần phải kê kích quả ngay tu khi quả còn xanh.

Dưa lê nhanh cho thu hoạch khoảng 60 ngày

Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày, từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 – 35 ngày, lúc này quả dưa có màu trắng sáng (bạch lê). Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 – 30 ngày. Thu hoạch dưa xong cần xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.

Bích Phượng (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]