Làm gì khi bị dị ứng "tinh binh" của chàng?

Tôi 28 tuổi, kết hôn 1 năm. Đời sống tình dục khá ổn nhưng mỗi lần “gần gũi” chúng tôi đều phải dùng đến chất bôi trơn.

15.5943

Dần dần chúng tôi quen với việc sử dụng nó, tôi cũng không cảm thấy “cô bé” của mình có khả năng tự bôi trơn mặc dù anh ấy đã rất cố gắng với màn dạo đầu. Vậy có phải tôi bị “nghiện” chất bôi trơn và đang gặp rắc rối với cơ quan sinh dục?


>>
 
Chưa có nghiên cứu nào nói lạm dụng chất bôi trơn sẽ gây “nghiện” và nó cũng không phải là nguyên nhân khiến cho “cô bé” không có khả năng tự tiết ra chất bôi trơn.

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hàm lượng chất bôi trơn tự nhiên. Ví như, hệ lụy cuả việc dùng thuốc. Một số loại thuốc tránh thai, thuốc điều trị cao huyết áp,…có thể làm thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể và là nguyên nhân khiến cho chất bôi trơn tiết ra ít. Quá trình sụt giảm hormone estrogen cũng là một lý do chính gây khô âm đạo. Estrogen là loại hoormon giúp duy trì và cân bằng độ ẩm ướt, môi trường axit trung tính cho âm đạo. Loại hormone này có thể bị suy giảm trong giai đoạn sinh nở, cho con bú, thau đổi thói quen sinh hoạt, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng…

Tiểu đường, suy nhược cơ thể, căng thẳng, stress, tự ý thụt rửa âm đạo, mắc bệnh phụ khoa cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến ham muốn của chị em, đồng thời gây khô âm đạo.

Để tìm ra nguyên nhân chính xác vì sao bạn bị “hạn hán” nơi “vùng cấm”, cần kiểm tra xem bạn có mắc chứng bệnh lý hoặc phạm phải sai lầm nào kể trên hay không? Hoặc trong thời gian vừa rồi bạn có dùng loại thuốc nào không?

Nếu vẫn bế tắc trong quá trình “truy tìm thủ phạm”, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân.

Em vừa lập gia đình nhưng đang rất lo lắng và bối rối vì sau lần “quan hệ” đầu tiên thì vùng kín bị ngứa, rát rất dữ dội. Từ đó đến nay đã hơn 1 tháng em không dám “gần gũi” với chồng nữa.

Theo những gì bạn miêu tả thì bạn có thể bị dị ứng với tinh trùng, cụ thể hơn là bạn bị dị ứng với protein có mặt trong “tinh binh” của chàng. Ngoài biểu hiện bị ngứa và rát thì dị ứng tinh trùng còn có những dấu hiệu khác như đau, mẩn đỏ và sưng phồng, thậm chí có trường hợp bị khó thở, phù nề, sốt hay rối loạn tuần hoàn não…
 
Hầu hết những biểu hiện này thường diễn ra sau 20 – 30 phút tinh trùng được phóng ra và có thể kéo dài trong vòng 4 ngày hoặc nhiều hơn. Mức độ dị ứng ra sao, thời gian dị ứng thế nào phụ thuộc vào phản ứng cơ địa của từng người.

Theo thống kê thì trong số một ngàn phụ nữ bị dị ứng các loại, có 8 trường hợp bị dị ứng “tinh trùng” các kiểu.

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa tình trạng dị ứng tinh trùng này là sử dụng bao cao su khi “ân ái”, bằng mọi cách không cho tinh dịch tiếp xúc với da, cũng như vùng kín của bạn.

Như thế, việc sinh con của hai vợ chồng bạn sẽ tương đối khó khăn, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn thêm. Biện pháp cuối cùng là áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.

Trên thực tế để điều trị bệnh dị ứng tinh trùng cần áp dụng nhiều phương tiện, biện pháp kết hợp mới hy vọng đạt được hiệu quả.
 
AloBacsi.vn (Theo Lửa Ấm)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]