4
Tránh làm mất tập trung
Bài diễn thuyết của bạn dễ đi vào ngõ cụt nhất khi bạn có những hành vi khiến người khác mất tập trung. Ví dụ, bạn đang diễn thuyết nhưng trong túi lại có mấy đồng tiền xu, mỗi lần bạn vung tay hay đi lại, đồng xu lại phát ra tiếng kêu leng keng. Điện thoại của bạn liên tục đổ chuông... Sau buổi thuyết trình, chắc chắn sẽ không ai còn nhớ đến những gì bạn nói mà chỉ thấy khó chịu bởi những âm thanh "vô duyên" đó.
5
Ăn mặc "diện" hơn
Dù chỉ là hình thức bề ngoài nhưng khi tham gia buổi thuyết trình nhất định bạn không được coi nhẹ, hãy ăn mặc diện hơn một chút so với mọi người, như thể bạn là người lãnh đạo vậy. Một số người cho rằng, khi bước vào một cuộc họp hay một buổi thuyết trình quan trọng, tủ quần áo là nơi đầu tiên bạn nên để mắt tới. Bởi bạn cần phải chọn bộ trang phục phù hợp không chỉ với công việc mà còn xứng đáng để trở thành diễn giả trước mặt một số người. Làm được như thế, nghĩa là bạn đã thu hút được mọi người chú ý và lắng nghe bạn.
Ông trùm về bất động sản đồng thời cũng là một nhà văn Mỹ - Donal Trump kể rằng, trước kia, ông ta thường đi những đôi giày rẻ tiền vì ông thấy không có lý do gì phải bỏ ra một khoản kha khá cho giày dép cả. Thế nhưng, sau đó, ông đã nhanh chóng nhận ra, nếu muốn mọi người nhìn nhận việc làm của mình một cách nghiêm túc, đánh giá cao vị trí của mình thì việc ăn mặc xuềnh xoàng là điều không nên. Vì thế, khi thuyết trình, bạn cũng nên ăn mặc lịch sự và có vẻ diện hơn bình thường một chút.
6
Chủ đề mới mẻ, hấp dẫn
Dù nói chuyện với đối tượng nào, một khi đã thuyết trình qua PowerPoint, điều tối kỵ nhất là lặp đi lặp lại cùng một chủ đề và những slide cũ đã từng trình bày trước đó. Bạn hãy dành thời gian chuẩn bị nội dung, nếu phải trình bày một vấn đề cũ, bạn nên cố gắng đưa vào những thông tin mới, những dẫn chứng cụ thể để bài thuyết trình thêm sinh động.
7
Thuyết trình "thử"
Để chắc chắn và tự tin hơn trong buổi trình bày chính thức, tốt nhất là bạn nên dành chút thời gian để tập dượt. Đa số mọi người cứ đợi "nước đến chân mới nhảy", chỉ kịp xem lướt qua trước giờ thuyết trình mà thôi. Vì thế, bạn hãy chuẩn bị kỹ một chút, thử trình bày để xem mình còn vướng mắc ở đâu, có gì cần phải bổ sung hay lược bỏ. Hơn thế, trong lúc trình bày thử bạn sẽ biết cách "chỉnh" giọng điệu cho phù hợp với từng phần.