Làm sao để kinh nghiệm nuôi con đầu lòng (P2)

“Có con thật là hạnh phúc lắm, vui lắm nhưng mà cũng lắm "phiền toái" ra phết. Lần đầu làm mẹ, bao nhiêu là ngỡ ngàng, bao nhiêu là tâm trạng khó có thể nói thành lờì”. Cùng với những tâm tình về hạnh phúc làm mẹ, các mẹ còn chia sẻ những kinh nghiệm, những câu chuyện nuôi con rất chân thực từ chính bản thân mình. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5925
  • 1

    Con đi tướt

    “Hôm đó con mọc răng nên tướt, lúc đó thì không biết lý do đâu nha, mỗi vài phút lại ị một lần làm con mất giấc ngủ. hai vợ chồng xót con quá, suy diễn “chắc vì ị không thẳng chỗ nên mới lắt nhắt vậy, hay mình bơm đít cho con đi”. Thế là bố mẹ đem thằng nhỏ ra bơm; con khóc, con giãy, mẹ đè, bố bơm. Kết quả là thằng nhỏ có ị được gì đâu, tướt mà, đâu phải bón mà bơm. Sau lần đó, trong phân của con có máu thế là ẵm con đi bác sĩ, đem phân đi xét nghiệm. Thời gian chờ kết quả xét nghiệm, ruột gan nóng không chịu nổi. Và kết quả cũng chẳng bị gì. Vợ chồng về nhà, vạch đít con ra xem thì thấy… một lỗ. Lúc đó vợ chồng mới tá hỏa, con bị tướt, đi nhiều lần, chỗ đó bị tấy đỏ và ẩm ướt nên mềm và rất dễ tổn thương, lúc bơm cho con, con không chịu nằm yên nên bố đâm không vào đít mà lại vào thịt.

    Bây giờ ngồi xem lại ba cái nhật ký và nhớ lại chuyện hồi xưa thấy sao mà “dở hơi” hết sức. Thỉnh thoảng lại chọc chồng “Nghiên cứu làm gì, tiến sĩ làm gì, con bị tướt mà lại đem đi bơm đít”.”

  • 2

    Ai xin thì cho

    “Hai vợ chồng quen thói ngủ muộn, dậy trễ, những ngày đầu đưa con về, cứ tưởng con ăn ngủ ngày ba lần như người lớn nên vợ chồng cũng bê nguyên công thức “sáng, trưa, chiều” cho con. Khổ cái hôm đưa con về là buổi chiều nên sau khi cho con ních 1 bụng no nê, hai vợ chồng lăn quay ra ngủ, đến 1-2 tiếng sau con khóc đòi bú, hai đứa luýnh quýnh chả biết lý do gì, hết chồng rồi lại đến vợ thi nhau bế, rồi vừa rung vừa lắc, mệt cả người. Mẹ chồng thì ngày xưa đẻ có người chăm con nên cũng chả có tí kinh nghiệm gì. Bực bội, ông xã cho thằng cu vào nôi rồi tông thẳng ra khỏi phòng hét: “mai mẹ mang nó đi cho ai thì cho đi, khóc vầy sao mà ngủ nổi”. Chẳng biết nghĩ gì, mình pha bình sữa đút thẳng vào miệng con và thấy nó im, thế rồi từ đó, điệp khúc thức đêm cho đến mãi bây giờ, may mà hôm đó không có ai xin, chứ không chắc cho con luôn quá. Lâu lâu hai vợ chồng nhắc lại vẫn tỏn tẻn cười rồi ôm thằng con hôn hít.”

  • 3

    Miếng lót phân su

    “Được cô bạn mách là có miếng lót hai chiều rất tốt khi bé ị phân su, mình đi mua một túi, cộng thêm nửa túi cô bạn cho nữa, kể ra cũng khá nhiều. Ngày đầu không vấn đề, vì đúng một ngày sau khi sinh bé mới ị phân su, lại cũng chưa đái mấy nên vẫn thấy bình thường, thấy là thay thôi. Sau khi ở viện về bắt đầu dùng tã giấy, hai vợ chồng cứ nghĩ miếng lót đấy tốt thế, lót thêm vào cho nó khỏi thấm vào tã giấy, dùng dc lâu hơn. Ai dè, nó không thấm xuống tã thì nó thấm ngược trở lại, ướt hết cả quần áo và người cu con (tác dụng với phân su thôi mà, làm sao thấm nước được). Cứ thế cáí điệp khúc thay tã là phải thay quần áo. Phải đến ngày thứ 5 hay 6 gì đó, hai vợ chồng mới loay hoay nghiên cứu và tìm ra… thủ phạm, ối giời ơi… Cũng may, trộm vía cu con chả hề hấn gì, không bị lạnh hay bị sao cả. Bố mẹ thật là… quá ngố!”

  • 4

    Không thèm bú bình

    “Tháng đầu, con tớ ngày nào cũng bú một bình sữa ngoài, dù mẹ đủ sữa từ sau khi sinh được một tuần. Sau khi đầy tháng được mấy ngày, tớ cho con về quê nội, phần vì trời rất lạnh, phần vì ai cũng bảo sữa mẹ tốt thế (trộm vía, con tớ tháng đầu cũng tăng dc 1.7kg) cần gì ăn sữa ngoài, mẹ cháu cũng chả nghĩ ra vắt sữa ra bình cho con ti, nghĩ là sau này tập bú bình dễ ấy mà, thế là không cho con bú bình nữa.


    Mãi đến khi được 6 tháng, vào 1 ngày đẹp trời, mẹ tập cho con bú bình lại, con làm luôn 150ml, mẹ mừng rơi nước mắt. Ấy thế mà được 7 ttháng, về quê nội, sau một trận ốm ba ngày thì con cũng “bai bai” luôn cái bình, tốn tiền mẹ mua thêm cái bình Dr Brown 240ml, vì nghĩ con sẽ phải uống dc nhiều hơn nữa.Tai hại chưa, 15 ngày sau, bắt đầu cho nó uống trà Hip bằng bình thì ôi thôi, con không thèm bú bình nữa. Tập đi tập lại tập tới tập lui, tớ mở cả hộp Meiji 900g quyết tâm cho con tập mà cũng bó tay. Kết quả: được 4 tháng mẹ đi làm là con phải ăn bột ngọt, không thèm bú bình mà, sữa thì đút thìa khổ sở lắm ấy. Cũng may mẹ đi làm nhàn, ít giờ nên con không đến nỗi khát sữa lắm.

    Kề từ đó đến giờ, ngày nào mẹ cũng đều đặn đút bằng thìa 2 bữa sữa cho con, khổ lắm các mẹ ạ. Lúc chưa biết ngồi, đút nằm ấy, đút dc 150ml thì cũng cực lắm. Con biết ngồi rồi thì cũng khổ, mới đầu chả đút được vì cứ cho thìa sữa vào là không thèm há mồm… Trộm vía chỉ sau một tuần ăn ngồi, việc đút sữa cho con tương đối dễ dần, ít rớt ra ngoài, có hôm 180ml mẹ đút 10′ là hết. Nhưng tóm lại, bú bình vẫn nhàn và sạch hơn nhiều, đút thìa lích kích lắm.”

  • 5

    Ăn quýt

    “Hồi con em được 4 tháng là em đã phải đi làm lại rồi. Bé vẫn bú sữa mẹ hoàn toàn, bà ngoại em trông bé ban ngày đến khoảng 4 rưỡi thì gửi bé cho bà nội trông để bà về đón cháu. Mẹ cháu về muộn bà cũng chả pha sữa cho cháu uống gì cả cứ chờ mẹ cháu về thôi. Mấy hôm đó bà kêu sao thằng bé người cứ hâm hấp sốt, đến tối ăn uống xong vợ chồng em đón cháu lên nhà thì không thấy sốt nữa. Tự nhiên mấy hôm đấy bé nhà em đi ị phải rặn mà trước đó chưa bao giờ vì toàn ti mẹ mà, đã thế trong phâncủa bé em còn thấy có những rây li ti màu đỏ chỉ bé như con giun kim thôi. Em cũng không hiểu tại sao nữa.

    Ảnh: Inmagine

    Vô tình một hôm đi làm em lướt web thấy có bài báo nói là bé mà ăn nhiều quýt sẽ bị sốt. Thế là em về hỏi bà nội ở nhà có cho cháu ăn gì thêm không thì lúc đấy bà mới khoe là cho nó ăn hết cả quả quýt (tất nhiên là chỉ là nước thôi) thì quả đúng như vậy. Em liền cảnh báo bà luôn là không được cho cháu ăn quýt như thế vì sẽ hại dạ dày với lại nó bị sốt cũng vì ăn quýt đấy. Bà cũng ậm ừ cho qua chuyện.

    Thế là thằng bé nhà em bây giờ rất hay bị táo bón nó đi cứ phải rặn đỏ cả mặt mặc dù em có cho bé ăn đầy đủ rau và khoai lang nhé. Thương con lắm nhưng chả biết thế làm thế nào, có lẽ dạ dày bé bị ảnh hưởng do ăn quýt sớm quá.”

  • 6

    Khi con nuốt phải dị vật

    “Con bắt đầu 2 tuổi, bất cứ cái gì lọt vào tầm tay cậu cũng có thể cho vào mồm miệng nêm nếm xem sao. Có đồng xu 2k nằm trong bụng con lợn kêu lạch xạch khi lắc nên con thích lắm. Mẹ cũng chủ quan là nó đựoc nhét từ đằng bụng, phải mở được cái nắp từ bụng nó giống như cái nắp lọ thì mới lấy được những đồng to chứ không thể đổ ra dễ dàng được. Thế nào hôm đấy con cậy một phát cái nắp nó bật ra ngay, chộp vội đồng xu, mân mê mân mê rồi nhanh như cắt, bỏ tọt vào mồm. Lúc ấy mẹ đang nấu cơm, con chơi với bà ngoại. Nghe bà hét thất thanh mẹ chạy vội ra. Hoảng loạn, vội vã mẹ bắt con há mồm cho mẹ xem, rồi con chỉ vào họng, vào ngực kêu đau. Mẹ cứ bắt con há to thật to xem liệu có thể nhìn thấy đồng xu đâu không, rồi mẹ cáu mẹ gắt. Thương con xót con kiểu ngu xuẩn thế chứ. Cái lúc cần bình tĩnh lại chẳng bình tĩnh tí nào.

    Rồi được một lúc mẹ nhớ ra, gọi điện thoại cho bác sỹ hay chữa cho con. Bác nghe mình tả xong bảo “Anh chịu thôi, nó đã nuốt rồi bây giờ anh xuống cũng không xử lý được gì. Tốt nhất em nên cho cháu đi chụp X- quang.” Nghe lời bác sỹ, mẹ con bà cháu bồng bế nhau ra viện gần nhà. Bác sỹ hỏi con đau ở đâu con chỉ vào ngực. Chụp xong, nhìn trên phim thấy đồng xu đã nằm trọn trong dạ dày con bác sỹ bảo yên tâm nhé. Nó nằm ở đây rồi thì kiểu gì nó cũng ra thôi. Lần sau nhớ cẩn thận, nó vầo đường tiêu hóa thì không sao, chứ nó vào đường thở thì thần tiên cũng không cứu nổi. Chỉ cần vài chục giây thôi với đường thở.

    Ảnh: Inmagine

    Mẹ hú hồn, cảm tạ trời phật đã thương. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại vẫn thấy mình thật là ngu hết sức. Đã chủ quan cho con chơi những đồ vật nguy hiểm mà lúc xảy ra sự cố lại hò hét làm con hoảng loạn theo, nước mắt ngắn dài ràn rụa. Chính ra lúc đó cần thật bình tĩnh, cho con uống một chút nước, rồi nhẹ nhàng đưa con đi chụp chiếu xem sao. Chứ hoàn cảnh lúc đó nếu đồng xu vẫn đang ở cuống họng, gần với đừong thở mà lại thêm sự hò hét hoảng loạn của mình, con nấc lên thì không biết thế nào. Bà ngoại theo kế hoạch sẽ về vào sáng hôm sau nhưng thấy cháu như vậy nên ở lại, mỗi lần cháu “đi” bà lại lụi cụi ngồi “đãi.” Phải đến 3 ngày sau “đãi” được đồng xu bà mới yên tâm ra về. Nghĩ đi nghĩ lại chuyện đó vẫn tự mình muốn tát cho mình mấy cái.

    Lời khuyên với các mẹ. Tuyệt đối không để con chơi với bất cứ vật nguy hiểm gì. Tứ nút áo, đồng xu…những cái nho nhỏ. Kể cả một số loại quả như nhãn, chôm chôm…Cơ quan chú mình có cô cho con chơi với quả chôm chôm đã bóc vỏ, nghĩ nó to thế không nuốt nổi đâu. Đúng là bé không nuốt được thật nhưng nó lại nghẽn ở họng, làm bé tắc thở. Cả nhà hối trách, ân hận thì đã quá muộn màng. Cứ thử nghĩ mà xem, con nằm chơi cả bàn chân nó to là thế mà lắm lúc nó túm rồi tự cho vào miệng còn trọn cả bàn chân cơ mà. May là cái chân của bé túm lâu nó mỏi tự thả ra chứ những vật, quả nhũn nhũm mềm mềm cỡ bàn tay trẻ vẫn là nguy hiểm vô cùng đối với các con.

  • 7

    Mẹo chữa tiêu chảy

    “Hễ người lớn hay trẻ con bị tào tháo đuổi mà không phải do tướt mọc răng, không muốn dùng thuốc cho bé thì các mẹ hãy lấy một nắm gạo lức rang qua trên chảo cho thơm rồi đổ nước vào đun lên để nguội uống. Người lớn thì uống khoảng 2 đến 3 cốc là cầm ngay còn con trẻ thì cho cháu uống liên tục được bao nhiêu thì được mà lại bù nước cho bé, cầm đi ngay ấy mà. Mà cái nước gạo lức ấy thơm lắm, dễ uống thôi. Đây là một trong các tác dụng của gạo lức đấy, nhà em dùng thấy hiệu quả nhiều lần rồi các mẹ ạ. Còn uống nước búp lá ổi thì cũng được nhưng cho các bé uống thì hơi khó vì đắng quá.”

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]