Lời khuyên dành cho trẻ biếng ăn

Trẻ ở tuổi chưa đi học thường không muốn ăn bất cứ thứ gì ngoài bánh kẹo và nước ngọt, trẻ thích chơi đùa hơn là ăn.

15.6079
Ảnh: sưu tầm
Nếu con bạn biếng ăn thì hãy dùng những lời khuyên hữu ích sau đây để tránh được những cuộc “vật lộn” mỗi bữa ăn. Hầu hết trẻ đều nên được ăn nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau trong khẩu phần ăn hàng ngày trong vòng 1 tuần. Cho tới khi trẻ thấy thích một loại nào đó hơn, như vậy sẽ tránh được tình trạng giằng co khi tới bữa.

1- Quan tâm tới khi nào trẻ đói - hoặc ăn chưa đủ: Trẻ nhỏ thường có xu hướng chỉ ăn khi đói. Vì thế nếu trẻ không đói thì đừng ép bé ăn.

2- Giữ bình tĩnh: Nếu bạn không hài lòng với thói quen ăn uống cũng như những món ăn bé muốn, thì có thể mỗi lần cho bé ăn là một trận chiến. Những lời đe doạ hay các hình phạt sẽ chỉ làm tình hình thêm tồi tệ hơn mà thôi.

3- Chú ý tới thời gian:
Lưu ý cho bé uống nước quả hoặc ăn bữa phụ ít nhất là 1 giờ trước bữa ăn chính. Nếu bé thấy đói khi ngồi vào bàn ăn thì có thể bé có thêm hào hứng với việc ăn uống.

4- Đừng hy vọng quá nhiều:
Sau khi lên 2 tuổi, sự tăng trưởng chậm hơn của bé thường làm giảm cảm giác thèm ăn. Chỉ một vài miếng cũng đã có thể làm bé thấy no.

5- Ăn ít một:
Chia một vài thức ăn ra thành những phần nhỏ. Cho bé tự chọn món minh thích.

6- Không nên bắt trẻ phải ăn hết sạch thức ăn: Đừng nên ép trẻ phải ăn hết đồ trên đĩa. Điều này có thể sẽ chỉ làm nảy sinh căng thẳng trong bữa ăn. Thay vào đó, cho phép bé ngừng ăn khi bé đã no.

7- Đừng quá quan trọng tới vị của đồ ăn:
Hãy quan tâm tới cả màu sắc, hình dáng, hương vị và cách bày đồ ăn chứ không chỉ nghĩ tới vị của nó thế nào.

8- Kiên trì với những loại thực phẩm mới: Hãy cho trẻ em thử hoặc ngửi những món ăn mới, sau đó có thể cho bé thử một chút, rồi lại bắt đầu lại. Quá trình này có thể phải lặp đi lặp lại vài lần thì bé mới quen được với loại đồ ăn mới.

9- Sáng tạo: Dùng rau súp lơ và các loại rau khác có thể tạo được món xốt bé thích. Cắt nhỏ thức ăn ra thành những phần có hình dạng khác nhau.

10- Tạo cơ hội nhờ bé giúp:
Tại gian bán đồ rau củ, bạn hãy nhờ bé chọn hoa quả, rau hoặc những loại thực phẩm dinh dưỡng khác. Không mua bất cứ thứ gì mà bạn không muốn con ăn. Ở nhà, hãy khuyến khích trẻ giúp bạn rửa rau, nhào bột hoặc dọn bàn ăn.

Ảnh: sưu tầm

11- Là một tấm gương tốt:
Nếu bạn ăn nhiều loại đồ ăn giàu dinh dưỡng thì bé thường cũng rất dễ làm theo.

12- Tuân theo thời gian biểu: Ấn định các bữa ăn chính và ăn phụ vào một thời gian cố định. Nếu không thể vào bếp vào những thời gian ngoài bữa ăn thì bé sẽ phải ăn đúng giờ.

13- Hạn chế tối đa xao lãng khi ăn: Tắt tivi khi ăn cơm và không được để sách hay đồ chơi trên bàn ăn.

14- Xem bé thích loại đồ ăn nào hơn cả:
Khi trẻ trong giai đoạn phát triển thì các bé thường trở nên bớt khó tính hơn trong việc chọn lựa thức ăn. Tuy nhiên, ai cũng có những món ăn yêu thích nhất. Do đó đừng hy vọng con bạn sẽ thích tất cả các món.

15- Không lấy bữa tráng miệng làm phần thưởng: Thường bữa tráng miệng được coi như là những đồ ăn hấp dẫn nhất vì thường nó là đồ ngọt. Hãy chọn 1 đến 2 tối trong tuần cho bé ăn đồ tráng miệng thật ngon, còn các ngày khác thì không. Hoặc có thể cho trẻ ăn hoa quả, Sữa chua và các đồ ăn tốt cho sức khoẻ khác.

16- Biết khi nào thì cần giúp đỡ:
Nếu con bạn đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển thì có nghĩa sức khoẻ của bé rất ổn. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo ngại rằng kén chọn thức ăn sẽ hạn chế sự tăng trưởng và phát triển của bé hoặc có vẻ như có một vài loại thực phẩm nào đó làm bé bị ốm.

Thói quen ăn uống của trẻ sẽ không thể thay đổi ngay lập tức. Nhưng từng bước nhỏ mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo cho bé một thói quen ăn uống có lợi cho sức khoẻ sau này.

Bác sĩ Đặng Thị Thu Hằng - Theo tạp chí Mẹ & Bé

Theo Bibi

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]