Lời khuyên từ tỷ phú đồ lót Sara Blakely

Những lời khuyên của cô nhân viên bán máy fax trở thành một tỷ phú sẽ phần nào hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong bước đường kinh doanh.

15.5687

Sara Blakely, cô nhân viên bán máy fax đã trở thành một tỷ phú chỉ với một ý tưởng đơn giản – quần tất không chân. Với ý tưởng này cùng 5.000 USD khởi nghiệp, cô đã gây dựng cho mình tài sản lớn và trở thành một nữ tỷ phú trẻ nhất trong danh sách 1.200 tỷ phú của thế giới năm 2012.

Dưới đây là những lời khuyên của Blakely dành cho những bạn trẻ muốn bước vào con đường kinh doanh:

1. Đừng để những thất vọng đầu tiên cản trở bạn

Trước khi trở nên thành công, Blakely đã phải làm nhiều công việc đáng chán. Tuy nhiên cô cho biết, tất cả những việc đó đã góp phần tạo nên thành công của Spanx.

Sau khi thi trượt 2 lần, cô đã quyết định bỏ ý định vào trường luật. Cô đã trải qua 3 tháng ác mộng với công việc ở Disney World, đeo tai chuột Mickey và hướng dẫn khách tham gia trò chơi.

Chán nản, cô chuyển sang làm việc công ty thiết bị văn phòng Danka. Cô phải chịu trách nhiệm bán được 20.000 USD máy fax giao tận nhà mỗi tháng.

Khi đó là năm 1993, máy fax chưa phổ biến và tiện lợi như bây giờ. “Tôi phải kiêm luôn nhân viên giao hàng, và chiếc máy fax cỡ lớn to như chiếc máy photocopy. Khi đó tôi mới 22 tuổi và gày gò. Đó là một công việc đầy áp lực khi sếp luôn luôn yêu cầu chúng tôi tăng doanh số mỗi tháng”.

Tuy nhiên, sau này khi nhớ lại, Blakely cảm thấy nhờ thời gian làm việc 7 năm ở Danka đã dạy cô cách gọi điện thoại chào hàng mà không bị dập máy, cách xoay sở với đủ kiểu từ chối của khách hàng, cách để gõ cửa để sao cho không bị đóng sập lại trước mặt – tất cả những kỹ năng đó đã được cô áp dụng khi khởi nghiệp với công ty của mình. Chính những điều này đã giúp Spanx rất nhiều trong hai năm đầu tiên.

2. Đừng bỏ việc ngay khi có ý tưởng

Blakely chỉ 27 tuổi khi cô quyết định cần phải tìm ra một sản phẩm chưa từng có, một kiểu áo ngực làm cơ thể thon gọn hơn hay đôi tất chân không có những đường may xấu xí ở ngón chân.

Cô vẫn tiếp tục làm việc ở Danka từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều nhưng buổi tối và ngày cuối tuần cô dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng và cách thiết kế tất chân và những mẫu sản phẩm đã có. Khi quyết định làm thử nghiệm, cô đi từ hàng trăm cây số để đến tìm các nhà máy dệt kim và đã bị từ chối.

Blakely vẫn không nghỉ việc ở Danka cho đến năm cô 29 tuổi, hai năm sau khi cô phát minh ra ý tưởng cho Spanx. Cô ngủ chỉ vài tiếng mỗi ngày, xoay sở để phát triển công việc kinh doanh riêng trong lúc vẫn làm việc ở công ty ban ngày. Cô chỉ nộp đơn xin nghỉ việc vào lúc chắc chắn công ty của mình đã đi đúng hướng.

“Tôi nghỉ việc ngày 14/10/2000, và 3 tuần sau đó tôi xuất hiện trên Oprah Winfrey Show.3. Đừng tìm kiếm sự đồng tình từ người khác

Oprah Winfrey và Sarah Blakely

Khi Blakely bận rộn lao vào ý tưởng lớn của mình, cô quyết định không nói với bạn bè và gia đình – ngoại trừ bạn chung phòng và bạn trai. Cô biết rằng, với tình yêu và sự quan tâm đôi khi quá mức, những người gần gũi và thân thiết nhất của cô sẽ tìm cách thuyết phục cô không nên bỏ quá nhiều công sức và thời gian vào một sản phẩm mà khi đó có vẻ như rất điên rồ.

4. Tuyển dụng những người chuyên nghiệp

Sau khi Spanx được coi là một trong những show thú vị của Oprah Winfrey năm 2000, sản phẩm bán chạy không ngờ. Các cửa hàng như Neiman Marcus và Bloomingdale hết sạch nhẵn hàng.

Blakely bận rộng suốt ngày trên đường, giao sản phẩm ở các phòng nghỉ của các trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, cô vẫn chưa có một người giám sát bán hàng thực sự nào.

Một ngày, một giám đốc lâu năm của Coca-Cola Laurie Ann Goldman bước vào của hàng Sak ở Atlanta để tìm mua vài món đồ của Spanx, nhưng tất cả các size đều đã hết. Cô lập tức tìm đến trợ lý bán hàng và nói “Anh cần phải nói với nhà cung cấp về kế hoạch giao hàng phù hợp”.

Blakely có thể là một nhân viên bán hàng tuyệt vời và gương mặt nổi tiếng của Spanx nhưng cô chưa từng làm việc trong ngành thời trang hay tham gia một khoá học nào về kinh doanh và bán hàng.

Cuối cùng Goldman và Blakely đã cùng ăn trưa sau vụ phàn nàn ở Sak. Goldman đã trở thành giám đốc tư vấn và sau đó làm giám đốc điều hành của Spanx.

Blakely nhớ lại :”Cô ấy đã mang đến sự quy cách và mô hình tiêu chuẩn cho công ty. Chúng tôi lần đầu tiên có kế hoạch kinh doanh đúng kiểu. Chúng tôi có mục tiêu một năm và mục tiêu cho ba năm. Laurie Ann có tầm nhìn và kế hoạch dài hạn. Tôi và Ann là những người rất khác nhau nhưng chúng tôi cùng hướng về một mục tiêu”.

5. Không ngừng cải tiến

Spanx không thể phát triển chỉ dựa vào sản phẩm tất không bàn chân, dù đó là sản phẩm đầu tiên và chủ lực. Blakely không dừng lại ở đó. Năm 2000, mức lương của cô ở Danka là 11.000 USD/năm kèm hoa hồng. Doanh thu của Spanx năm đầu tiên là 4 triệu USD, với mỗi sản phẩm có giá 20 USD.

Năm thứ hai, doanh thu tăng lên 10 triệu USD. Những khi các đối thủ cạnh tranh và hàng copy đã tràn ngập thị trường, cô và các cộng sự hiểu rằng họ không thể sống mãi bằng vòng nguyệt quế.

Trong vòng một thập kỷ, catalog của Spanx đã tăng lên 200 sản phẩm. Tuy nhiên, Blakely chỉ chấp nhận một sản phẩm mới (như áo ngực hay áo lót đàn ông), nếu nó đáp ứng phong cách và tiêu chí của Spanx, và thực sự phù hợp nhu cầu của khách hàng.

Hiện nay, với sự giúp đỡ của Goldman và đội ngũ 125 nhân viên tại trụ sở Atlanta, Blakely đang nghĩ tới việc trở thành thương hiệu toàn cầu. Châu Á và sau đó là Trung Đông là những thị trường đầy tiềm năng mà cô hướng tới.

“Trong 10 năm tới, tôi sẽ đưa Spanx ra toàn thế giới. Spanx sẽ trở thành thương hiệu được khao khát với những sản phẩm ngày càng tuyệt vời. Có rất nhiều thứ mà tôi có thể cải tiến và làm tốt hơn nữa”.

Hoàng Yến (VnMedia)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]