Máy tính thông minh

15.5994

Một người đàn ông có tuổi ngồi vào trước màn hình của máy thu ngân tự động (ATM - Automated Teller Machine), lập tức kích thước font chữ được phóng to lên gấp hai lần. Một phụ nữ đang đứng trong cửa hàng mua sắm, mỉm cười trước tấm biển quảng cáo về du lịch, thế là thiết bị ở gần đó liền in ra một phiếu giảm giá khi đi du lịch. Một quảng cáo nào đó bị nhiều người cau mày khó chịu khi xem sẽ bị dẹp đi.


E-Motions: Nét mặt và những chuyển động sau những khoảng thời gian ngắn được đo và so sánh với cơ sở dữ liệu mẫu mặt người để xác định cảm xúc nổi bật.

Máy phản hồi trước những biểu hiện cảm xúc trên mặt người dùng sẽ trở thành hiện thực trong thương mại trong vòng 3 năm tới, theo nhận định của một giám đốc tiếp thị cho e-business (thương mại điện tử) tại công ty NCR của Mỹ. NCR thực hiện 20 tỷ giao dịch tự động hàng năm, công ty cho rằng biểu hiện của người dùng có thể cung cấp một nguồn thông tin tiếp thị phong phú cho các ngân hàng và nhà bán lẻ.
Công ty này đang có một dự án mang tên E-Motions với ý tưởng ghi nhận lại hình ảnh các nét mặt và cử động của người dùng - đặc biệt là vùng quanh mắt và miệng - rồi xác định những xúc cảm thể hiện bằng cách so sánh ảnh với những nét mặt mẫu trong cơ sở dữ liệu.
Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) thu thập dữ liệu khách hàng tại những nơi tiếp cận như điểm bán hàng hay ATM, và chuyển thông tin này đến kho dữ liệu để phân tích cho những cơ hội tiếp thị.

Cái mới trong CRM ở đây là ý tưởng kết nối quá trình thu thập thái độ của khách hàng với một hệ thống tương tác để có thể chuyển đổi qua lại. Bạn càng mua hàng nhiều lần thì người ta càng hiểu hơn về sở thích nhu cầu của bạn, và thông tin tiếp thị đến với bạn càng trọng tâm hơn.
Công ty trên thử nghiệm ghi nhận biểu hiện nét mặt bằng cách xác định những vùng chuẩn trên mặt và đo khoảng cách giữa chúng cùng những thay đổi sau từng khoảng thời gian ngắn (nhiều lần trong một giây).
Các nhà nghiên cứu còn phải xây dựng mẫu chính xác về các trạng thái xúc cảm. Không có sẵn cơ sở dữ liệu (CSDL) về trạng thái vui hay buồn của con người.
Vấn đề văn hóa cũng cần xem xét, ví dụ ở Nhật mỉm cười thường thể hiện sự bối rối. Công nghệ hiện nay nhận biết tốt 6 xúc cảm cơ bản - sợ hãi, giận dữ, vui thích, ngạc nhiên, chán ghét và buồn rầu. Tuy nhiên, những biểu hiện xúc cảm khác nhau và sự kết hợp giữa chúng lại có tới hàng ngàn. Chẳng hạn có nhiều kiểu phẫn nộ - do tác nhân kích thích vật lý hay tác nhân tình cảm…

Một nhóm chuyên gia đã xác định 40 trạng thái biểu hiện của nét mặt, kể cả những thay đổi nhỏ nhất có thể nhận thấy được trên mặt, biên soạn thành một CSDL.
Các tác giả hy vọng công nghệ sẽ phát triển tinh vi đến mức có thể dùng CSDL này để chẩn đoán một cách tin cậy những rối loạn tâm thần ở con người và đánh giá hiệu quả của việc chữa trị. Nó còn có thể dùng bổ sung cho những cuộc kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối hay những hệ thống bảo mật nhận dạng mặt người.
Hiện nay IBM đang nghiên cứu về nhận dạng những biểu hiện xúc cảm bằng máy tính. Qua dự án Blue Eyes, công ty phát triển các thuật toán để 'phát hiện tác động' dựa vào vị trí của lông mày và khóe miệng.
Theo IBM, máy tính sẽ mạnh hơn nhiều nếu có được một chút khả năng cảm nhận của động vật hay con người.Mục tiêu của Blue Eyes là tạo khả năng cho người và máy tính làm việc với nhau như những đối tác.

Thanh Nga
Computerworld 3/12/2001

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]