Mẹ trầm cảm sau sinh có ảnh hưởng tới con?

Trầm cảm sau sinh là bệnh thường xảy ra với các thai phụ sau khi sinh. Mẹ bị trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến sự tương tác giữa hai mẹ con khiến bé chậm phát triển.

15.4344

Nguyên nhân và triệu chứng của trầm cảm sau sinh

Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM, nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh là do việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên.

Hoóc môn tuyến giáp giảm nhanh chóng kết hợp với sự thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hoá dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.

Mâu thuẫn gia đình, khó khăn tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân cũng là một nguyên nhân. Còn có nguyên nhân di truyền: trong gia đình từng có người bị trầm cảm thì nguy cơ bệnh cao.

TS-BS Lê Thị Thu Hà cho biết, khi chị em bị trầm cảm sau sinh, họ sẽ có những biểu hiện như: chán ăn (chiếm 90% trường hợp), 10% thì ăn uống liên tục, suy nhược cơ thể, người hay lo lắng, hoảng hốt, không ngủ được (chiếm phần lớn), một số ít thì ngủ li bì suốt ngày, người lúc nào cũng thấy mệt mỏi, uể oải, kể cả rơi vào tình trạng mất hứng thú trong chuyện quan hệ vợ chồng, mất tập trung trong công việc, báo Thanh niên cho biết.

Ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh đến sức khỏe và cuộc sống

Ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ

Thể chất: sụt cân, suy dinh dưỡng.

Tinh thần: suy nhược thần kinh, hoang tưởng, hành vi nguy hiểm.

Ảnh hưởng tới sự phát triển của con

Theo báo Sức khỏe đời sống, các bà mẹ trầm cảm sau sinh thường biểu hiện cảm xúc nghèo nàn, thiếu mặn mà gắn bó, đôi khi khó chịu với đứa con của mình. Thiếu sự tương tác của người mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, kỹ năng giao tiếp, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, đứa trẻ kém linh hoạt.

Mẹ bị trầm cảm sau sinh sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ

Những hậu quả này có thể tiếp tục gây ảnh hưởng lâu dài lên sự phát triển về tâm lý, nhân cách và trí tuệ trẻ sau này. Một số nghiên cứu cho thấy con của bà mẹ trầm cảm sau sinh có nguy cơ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng cao gấp 1,5 lần trẻ khác.

Nguy hiểm hơn, một số bà mẹ trầm cảm sau sinh thường cảm thấy sợ khi ở với con một mình, cảm thấy không có khả năng chăm sóc con, lo sợ cho rằng mình và con mắc bệnh hiểm nghèo và từ đó xuất hiện ý nghĩ tự sát và hủy hoại con mình.

Cách chăm sóc và điều trị chứng trầm cảm sau sinh

Những trường hợp nhẹ và vừa có thể điều trị bằng tâm lý, tạo môi trường hòa thuận, ấm áp, an toàn cho sản phụ, cần giúp bà mẹ chăm sóc em bé ngày và đêm trong tháng đầu.

Hãy nói để họ thấy rằng bản năng chăm sóc con nhỏ đã có sẵn ở mỗi người mẹ, nhất là các bà mẹ mới sinh con đầu lòng để giảm bớt tâm lý căng thẳng cho bà mẹ, tạo cơ hội thuận lợi tối đa để bà mẹ được nghỉ ngơi lấy lại sự cân bằng về thể chấttâm thần.

Trầm cảm sau sinh có thể điều trị được

Mức độ trung bình trầm cảm sau sinh: Tư vấn cho người mẹ và gia đình hiểu đây là trầm cảm của rối loạn cảm xúc thường gặp ở bà mẹ sau sinh, điều trị được và không gây hại lâu dài đến người mẹ và đứa trẻ.

Nên đọc

Yêu cầu chồng và người thân giúp đỡ bà mẹ chăm sóc đứa trẻ ngày và đêm. Trò chuyện với người mẹ thường xuyên để họ bớt căng thẳng, lo lắng, buồn phiền. Hướng dẫn mẹ bài tập thở khi căng thẳng (2 lần/ngày, mỗi lần 10 phút). Đảm bảo người mẹ được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ.

Trường hợp nặng: Cần sử dụng thuốc, thuốc phải được cân nhắc thận trọng bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần chỉ định.

Tuyệt đối không được tự động mua thuốc uống sẽ rất nguy hiểm vì tất cả các thuốc điều trị trầm cảm đều được thải trừ một phần qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến con. Ở những nơi không có bác sĩ tâm thần, cần được tư vấn qua điện thoại để được giúp đỡ.

Để phòng tránh: Cần tạo tâm lý thoải mái trong thai kỳ, người mẹ cần được cung cấp thông tin về chăm sóc thai sản và chăm sóc trẻ sau sinh tại các trung tâm; khám thai định kỳ đều đặn; tâm sự với bạn bè, người thân để học hỏi kinh nghiệm; chuẩn bị tốt mọi điều kiện, phương tiện để đón em bé ra đời; ăn, ngủ, nghỉ ngơi hợp lý.

Về phía gia đình, cần quan tâm chăm sóc toàn diện về thể chất và tâm lý, tránh gây sức ép cho người mẹ, tránh tình trạng quá quan tâm đến chăm sóc trẻ và lơi là việc chăm sóc mẹ khiến họ thấy tủi thân, thấy mình cô đơn, bị bỏ rơi, buồn chán và dễ lâm vào tình trạng trầm cảm.

Thuốc tham khảo: Fluoxetin 20mg

Chỉ đinh: Bệnh trầm cảm, hội chứng hoảng sợ, chứng ăn vô độ, rối loạn xung lực cưỡng bức - ám ảnh.

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]